​Học giả Indonesia cho rằng, thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vấn đề đầu tiên mà Việt Nam cần tập trung ưu tiên trong năm đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020.

Học giả Indonesia: Việt Nam cần tập trung ưu tiên cho RCEP

Anh Thư | 24/12/2019, 14:12

​Học giả Indonesia cho rằng, thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là vấn đề đầu tiên mà Việt Nam cần tập trung ưu tiên trong năm đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi - Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thuộc Trung tâm Habibie của Indonesia - cho rằng vẫn còn một số hy vọng về việc Ấn Độ tham gia RCEP vào năm 2020 nếu các bên đàm phán có thể nhất trí về những vấn đề nổi bật mà New Delhi đã nêu.

Theo ông Almutaqqi, Nhật Bản mới đây tuyên bố sẽ không tham gia RCEP nếu thiếu Ấn Độ, cho nên đósẽ làthách thức lớn đối với Việt Nam trong việc cố gắng thuyết phục Ấn Độ và Nhật Bản gắn bó với hiệp định này.

Tuy nhiên, ông Almutaqqi bày tỏ tin tưởng vào khả năng, sự khéo léo và linh hoạt của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế.

Học giả người Indonesia cũngđề cao năng lực Việt Nam trong đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), là một trong những nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông đánh giá với tốc độ tăng trưởngcao trong vài năm qua, Việt Nam đã cho thấy thành quả có thể đạt được nếu mở cửa kinh tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa.

Bày tỏ hy vọng được chứng kiến những “thành tựu phát triển lớn” trong năm mà Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, ông Almutaqqi cho biết đặt rất nhiều hy vọngbởi Việt Namlà mộtnước có tiếng nói ở Đông Nam Á với một nền kinh tế phát triển nhanh.

Đồng thời, ông Almutaqqi cho rằng ASEAN đang phải đối mặt với một tình hình nhiều biến động cũng như bất ổn định do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung; căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và đặc biệt là tình hình Biển Đông - vốn đang là “mối quan tâm lớn” của cả khu vực.

Theo ông Almutaqqi thì bên cạnh RCEP, Việt Namcần ưu tiên thúc đẩy cộng đồng ASEANdo năm 2020 là thời điểm đánh dấu 5 năm thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Năm của "gắn kết chủ động và thích ứng"

Trong một hội thảo cách đây vài ngày tại Hà Nội,nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thái LanSihasak Puangketkaew với vai trò diễn giả đã đưa ra nhận định:

Khi Thái Lan tiếp quản chức vụ Chủ tịch ASEAN từ Singapore năm 2019, môi trường trong nước và thế giới có nhiều biến động lớn như:căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, chế độ bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa đa phương suy yếu dần; Thái Lan bước vào thời kỳ chuyển giao chính trị.

Tuy nhiên, ông này đánh giá Thái Lan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2019, đóng góp cho ASEAN nhiều thành tựu về gắn kết, xây dựng cộng đồng phát triển thịnh vượng.

Và với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam có thể tiếp tục đưa những nội dung đàm phán còn dang dở từ năm ASEAN 2019 đi đến thành công, đặc biệt là với RCEP.

Chủ đề của năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN (2020)là "Gắn kết và chủ động thích ứng"; trong đó tập trung xây dựng ASEAN vững mạnh từ bên trong, đoàn kết và phát triển nội khối; xây dựng cộng đồng hội nhập.

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Đại sứ Phạm Quang Vinh nói: "Kế thừa kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam sẽ linh hoạt ứng phó trong điều kiện mới, thời cơ mới".

T.Anh tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học giả Indonesia: Việt Nam cần tập trung ưu tiên cho RCEP