Xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam đang bị gián đoạn do các nhà đầu tư đang chờ đợi để xác định chính sách của Mỹ.

Dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bị gián đoạn vì bầu cử Mỹ

Phan Diệu | 20/11/2020, 05:00

Xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam đang bị gián đoạn do các nhà đầu tư đang chờ đợi để xác định chính sách của Mỹ.

Theo CBRE Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 và căng thẳng thương mại đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút nhà đầu tư của các công ty có dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển đầu tư đang bị gián đoạn do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Nguyên nhân là do chính quyền của ông Joe Biden dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh về chính sách kinh tế, như giảm căng thẳng với Trung Quốc và tái gia nhập CPTPP.

“Theo như trao đổi với một số các công ty quan tâm đến việc dịch chuyển sang Việt Nam, các nhà đầu tư đang chờ đợi để xác định chính sách của Mỹ dưới thời tân tổng thống để có các bước đi phù hợp”, CBRE thông tin.

Đáng chú ý, CBRE cho biết tính đến quý 3/2020, tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tại 5 tỉnh thành phố công nghiệp chính miền Bắc bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đã đạt 13.800 ha, với 9.600 ha đất công nghiệp cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của khu công nghiệp duy trì ở mức tích cực 79%. Trong đó, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%.

Đối với thị trường miền Nam, tổng diện tích đất công nghiệp gấp đôi thị trường miền Bắc, đạt mức khoảng 38.000ha. Trong số này, 24.000ha đất công nghiệp cho thuê bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt gần 77%. Tuy nhiên, CBRE ghi nhận nguồn cung đất công nghiệp sẵn sàng bàn giao ngay tại các khu công nghiệp tại cả hai miền đều trong tình trạng khan hiếm.

“Việt Nam rút ra được các bài học kinh nghiệm từ hơn 30 năm phát triển công nghiệp tại các tỉnh ven biển của các nước láng giềng như Trung Quốc và Thái Lan. Các ngành chính được ưu tiên thu hút đầu tư tại hai quốc gia này phải kể đến như hóa chất thô, dược phẩm, máy móc, phụ trợ ô tô và điện tử.

Ngoài ra, các khu kinh tế, khu công nghiệp có vị trí gần biển luôn có nhu cầu đầu tư rất lớn và duy trì được mức giá và tỉ lệ lấp đầy vượt trội. Các khu vực ven biển của Việt Nam dự kiến sẽ chứng kiến xu hướng tương tự, đón nhận thêm nhiều nhu cầu đầu tư từ cả doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất lẫn các tập đoàn đa quốc gia”, CBRE nhìn nhận.

bds-cong-nghiep-ven-bien.jpg
Bất động sản công nghiệp ven biển Việt Nam sẽ bùng nổ

CBRE phân tích so với quỹ đất tại các tỉnh phía Bắc, Hải Phòng và Quảng Ninh còn nhiều quỹ đất phát triển công nghiệp. Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam với các dự án công nghiệp trọng điểm. Tính đến quý 3/2020, Hải Phòng hiện có mức lấp đầy trung bình khoảng 56%.

Trong khi đó, Quảng Ninh gần đây nổi lên như một tỉnh công nghiệp ven biển. Tỉnh này dự kiến sẽ cung cấp thêm một lượng lớn quỹ đất công nghiệp trong tương lai, với hai khu kinh tế Quảng Yên và Vân Đồn, trong đó khu Quảng Yên được định hướng trở thành động lực tăng trưởng mới thúc đẩy hút đầu tư cho Quảng Ninh.

Không những vậy, Quảng Ninh cũng đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như gấp rút hoàn thiện đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái để giảm thiểu thời gian đi đến cửa khẩu Trung Quốc từ 2 tiếng còn 50 phút, dự kiến hoàn thiện vào năm 2021. Các tuyến cao tốc kết nối giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các cảng biển chính và sân bay quốc tế đều đã đi vào hoạt động.

Bài liên quan
Từ căng thẳng Mỹ - Trung, nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng cao
Theo CBRE Việt Nam, việc gia tăng căng thẳng địa chính trị đã dẫn đến tình trạng đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, các trung tâm sản xuất có khả năng sẽ di dời đến gần hơn với những thị trường mục tiêu và thị trường có lao động giá rẻ cũng như tay nghề cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bị gián đoạn vì bầu cử Mỹ