Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin trước đó, về việc đấu thầu thuốc để sử dụng trong các bệnh viện, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) Phạm Lương Sơn đã gửi email chỉ đạo "ngầm" loại các dạng nước cất ống nhựa khỏi kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016.
Ngay sau loạt bài này, Một Thế Giới tiếp tục nhận được thêm một bức thư ghi rõ đây chính làchỉ đạo "ngầm" đểTrưởng phòng Bảo hiểm Y tế BHXHVNnay là phó giám đốc BHXHVN Phạm Lương Sơn loại bỏ thuốc nội, tiếp tay cho thuốc ngoại,cũng chính từ địa chỉ [email protected].Nội dung chỉ đạo như sau:
Kính gửi: Các đồng chí Trưởng phòng Giám định BHXH các tỉnh, thành phố; Trung tâm giám định và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc và phía Nam:
- Đề nghị các đồng chí chỉ đạo cán bộ tham gia vào việc xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc năm 2016 không đưa dạng nước cất ống nhựa vào kế hoạch đấu thầu; khi xây dựng kế hoạch chỉ ghi chung là "nước cất pha tiêm dạng ống" để tránh tình trạng độc quyền, giá cao bất hợp lý gây lãng phí quỹ BHYT.
- Yêu cầu các đồng chí Trưởng phòng Giám định nghiêm túc thực hiện. Nếu năm 2016 vẫn còn tình trạng nước cất ống nhựa trúng thầu, các đồng chí Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo ngành.
Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT
Phạm Lương Sơn
Bức thư email này cũng được ký tên Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT Phạm Lương Sơn được gửi vào tháng 2.2016, trước thời điểm bức thư chỉ đạo ngầm gửi vào tháng 4.2016 bị phanh phui. Nội dung của bức thư nhằm chỉ đạo cho trưởng phòng giám định BHXHVN tại 63 tỉnh thành không được phép đưa dạng nước cất ống nhựa vào kế hoạch đấu thầu. Đây là một sản phẩm tiên phong của ngành dược Việt Nam được cho là đã có bước phát triển mạnh thời gian vừa qua, chỉ trong 1 năm đã thắng thầu tại 22 tỉnh, thay thế sản phẩm nhập ngoại của Ấn Độ.
Được biết, đây là bức thư ngầm đầu tiên sau bức thư bị báo chí phanh phui trong thời gian vừa qua nhắm vào các sản phẩm công nghệ đóng gói ống nhựa (của nhà sản xuất công ty CPC1 Hà Nội), sản phẩm Gliatilin (của nhà phân phối công ty Dược Hữu Nghị) và Cerebrolyzate (của nhà phân phối Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam).
Nước cất ống nhựa và thuốc tiêm ống nhựa bị lãnh đạo BHXHVN chỉ đạo không cho vào danh mục đấu thầu với lý do được “gán” “độc quyền giá cao” "lạm dụng quỹ” trong khi đây là sản phẩm tiên phong tạo xu hướng mới trong điều trị tại Việt Nam, tạo hướng đầu tư mới cho các DN và hạn chế chảy máu ngoại tệ cho các sản phẩm nhập ngoại.
Gliatilin bị “gán tội” “nằm trong top 20 thuốc có chi phí lớn nhất” trong khi đây lại là sản phẩm cạnh tranh gián tiếp có chi phí thấp hơn 7 lần so với Cerebrolysin, cùng được được Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ định thông tư 40 về thanh toán bảo hiểm y tế cho bệnh nhân xuất huyết, đột quỵnão.
Hoạt chất có trong Gliatilin, doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất được với giá rẻ hơn nhiều lần so với thuốc nhập khẩu
Còn Cerebrolyzate bị chỉ đạo mập mờ “không rõ có số đăng ký hay không và Bộ Y tế chưa nói rõ có được thanh toán BHYT hay không?” là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Cerebrolysin được Cục Dược cấp phép chuyến (quota) nhằm phá vỡ thế độc quyền giá cao của loại thuốc khác.
Chưa biết, sau 2 bức thư chỉ đạo ngầm này còn có thêm những thông tin/bức thư chỉ đạo ngầm nào nữa. Nhưng kết quả cho thấy, các sản phẩm bị chỉ đạo trên đã không lọt vào danh sách đấu thầu để đấu với các sản phẩm cùng loại khác. Nước cất và thuốc tiêm ống nhựa của Việt Nam bị hất tạo thế độc quyền cho sản phẩm ống nhựa của Ấn Độ tiếp tục thế độc quyền đã có trong những năm qua; Gliatilin và Cerebrolyzate đã không được vào danh mục tạo thế độc quyền tiếp tục cho Cerebrolysin như đã có trong suốt 20 năm qua.
Liên hệ với các bệnh viện sử dụng những loại thuốc trên được biết, năm 2016 các bệnh viện không đưa các loại thuốc trên vào danh mục đấu thầu do đã có chỉ đạo của BHXHVN vì chính BHXHVN là cơ quan quyết định việc chi trả bảo hiểm cho các loại thuốc được đưa vào bệnh viện. Nên dù bệnh viện muốn hay không muốn sử dụng các loại thuốc trên thì họ cũng không thể quyết định được khi đã có chỉ đạo như vậy.
Các doanh nghiệpcó các sản phẩm bị nêu tên trong thư chỉ đạo ngầm cho biết, các loại thuốc trên đã bị hất khỏi danh mục đấu thầu nên không có cơ hội vào bệnh viện. Dây chuyền sản xuất bị đình trệ và một số loại thuốc buộc phải tìm cách bán ra ngoài hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện tại phóng viên đã liên hệ với Cục trưởng Cục quản lý Dược (Bộ Y tế)- Trương Quốc Cườngnhưng vẫn chưa nhận được thông tin phản hồivề vấn đề trên.
Báo điện tửMột Thế Giới tiếp tục phản ánh với bạn đọc.
Bài 1: BHXH chặn đường tiêu thụ của thuốc nội
Bài 2: Nhập nhèm khuyến cáo, chỉ đạo, hướng dẫn của Phó Giám đốc BHXH Việt Nam
Bài 3: Đấu thầu thuốc: Không cần 'đấu' vẫn lọt vào bệnh viện
Bài 4: Vụ email 'ngầm' của Phó giám đốc BHXHVN: Luật đấu thầu thuốc quy định như thế nào?
Dạ Thảo