Đối với những người không tham gia vào chiến tranh thực tế, họ nghĩ lính tình nguyện nước ngoài thường tượng trưng cho chủ nghĩa lý tưởng và lòng dũng cảm. Nhưng đời không như vậy.

Lính tình nguyện nước ngoài đang gây cho Ukraine rắc rối khi bị Nga coi là lính đánh thuê

Anh Tú (theo NeoKohn) | 10/05/2022, 16:22

Đối với những người không tham gia vào chiến tranh thực tế, họ nghĩ lính tình nguyện nước ngoài thường tượng trưng cho chủ nghĩa lý tưởng và lòng dũng cảm. Nhưng đời không như vậy.

Trang NeoKohn của Hungary đã phân tích những lợi bất cập hại khi Ukraine ra sức kêu gọi chiến binh nước ngoài đến chiến đấu với Nga. Trước mắt, một số chính phủ đã rơi vào thế khó xử khi công dân bị phía Nga bắt làm tù binh.

Sự tham gia của các chiến binh nước ngoài ở Ukraine không phải là bất thường; Đã có rất nhiều lần trong lịch sử, những người lính tình nguyện đã chiến đấu và liều mạng vì nước khác.

Đối với những người không tham gia vào chiến tranh thực tế và xung đột vũ trang, họ nghĩ lính tình nguyện nước ngoài thường tượng trưng cho chủ nghĩa lý tưởng và lòng dũng cảm.

Một trong những nhà văn viết tiểu thuyết tiếng Anh nổi tiếng nhất thế kỷ 20, Arthur Eric Blair, còn được gọi là George Orwell, cũng từng tham chiến trong Nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930. Người ta ước tính rằng khoảng 35.000 lính tình nguyện từ 80 quốc gia đã đến Tây Ban Nha để chống lại nhà độc tài Franco theo tiếng gọi của lý tưởng và chủ nghĩa tự do

Việc Nga tiến quân vào Ukraine cũng đã gợi cảm hứng ​​để Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra ý tưởng về một "quân đoàn quốc tế" để bảo vệ Ukraine. Từ đầu cuộc chiến, Kyiv đã tích cực tuyển mộ các công dân không phải là người Ukraine. Theo ngoại trưởng Ukraine, vào đầu tháng 3, khoảng 20 nghìn lính tình nguyện từ 52 quốc gia đã gia nhập quân đoàn quốc tế. Tuy nhiên, thực tế lại không chỉ có màu hồng.

5 lý do đáng lo về đội quân quốc tế ô hợp

Một số vấn đề cần được giải quyết liên quan đến bản chất, tính chất và tính hợp pháp của những người lính tình nguyện nước ngoài tham gia vào cuộc chiến của người Ukraine với Nga.

Đầu tiên, nếu các lính tình nguyện được phép chiến đấu dưới lá cờ Ukraine, ai sẽ kiểm soát họ? Nếu chỉ huy là người Ukraine, liệu lính nước ngoài có hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy Ukraine không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu các lính tình nguyện không đồng ý với một mệnh lệnh cụ thể và từ chối tuân lệnh?

Người chỉ huy có quyền gì đối với những người lính tình nguyện nếu họ trái lệnh của cấp trên? Tương tự, bằng những biện pháp quân sự hoặc pháp lý nào mà hệ thống các tổ chức quân sự Ukraine có thể thực hiện để xử lý những người lính tình nguyện bất tuân thượng lệnh? Lính tình nguyện ngoại quốc có thể bị đưa ra trước tòa án binh vì từ chối mệnh lệnh không? Điều gì xảy ra nếu lính tình nguyện quyết định rời bỏ hàng ngũ? Liệu người chỉ huy có thể ra lệnh hành quyết một người lính tình nguyện như một phần của thực tế chiến trường mà không sợ bị pháp luật truy tố sau này không?

Thứ hai, ai nói những lính tình nguyện này không phải là những gián điệp?

Như Orwell đã lưu ý khoảng 80 năm trước, các cuộc chiến tranh liên quan đến lính tình nguyện nước ngoài là nơi màu mỡ cho sự phản bội.

Hệ thống thể chế quân sự hiện tại ở Ukraine vẫn đang gặp khó khăn với vấn đề về những người thân Nga và có thể là cả điệp viên kép của Nga trong hàng ngũ của họ. Lấy ví dụ, vụ Denis Kireev bị hành quyết với cáo buộc ban đầu là gián điệp Nga. Nếu gián điệp Nga có thể leo cao luồn sâu thế, làm sao quân đội Ukraine có thể tin tưởng các lính tình nguyện?

Thứ ba, điều gì đảm bảo rằng những người lính tình nguyện sẽ không chiến đấu vì mục đích riêng của họ?

Chẳng hạn, trong Nội chiến Tây Ban Nha, những người lính tình nguyện về phe cộng hòa được dẫn dắt bởi đủ loại niềm tin ý thức hệ: tất cả mọi người đều có lý tưởng. Tương tự, cuộc chiến của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở Trung Đông đã thu hút một số lượng lớn những kẻ cuồng tín, những người hy vọng họ có thể biến ham muốn bạo lực đẫm máu của mình thành hiện thực. Liệu cuộc chiến ở Ukraine có thể không thu hút (ít nhất là trên lý thuyết) đám quân tình nguyện có tư duy và khuynh hướng tương tự?

Thứ tư, ngay cả khi chúng ta coi các lính tình nguyện hoàn toàn “trung thành với chính nghĩa Ukraine”, thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu hóa ra họ đang phạm tội ác chiến tranh? Tháng trước, The New York Times đã công bố video một số lính tình nguyện Georgia tra tấn đến chết một tù binh Nga và đây là tội ác chiến tranh.

Liệu thủ phạm kiểu như vậy có thể bị đưa ra công lý? Hay người ta gạt những hành động này sang một bên vì tự lập luận những người lính tình nguyện đã chiến đấu với “mặt tốt” của lịch sử?

Thứ năm, các lính tình nguyện nước ngoài thường “tìm kiếm rắc rối”. Do đó, họ có thể tiếp tục cuộc tấn công ngay cả khi chiến tranh đã nguội bớt hoặc nếu chính phủ mà họ đang đầu quân quyết định ngừng bắn với đối phương hoặc ký hiệp ước hòa bình. Với sự biến động của quan hệ Nga-Ukraine, trong trường hợp hai bên khôi phục hòa bình, triển vọng đó có có thể bị phá hoại nghiêm trọng bởi các chiến binh nước ngoài trên thực địa.

Do đó, trong khi những người lính đánh thuê này có thể giúp gặt hái được những chiến thắng về mặt chiến thuật trên chiến trường, họ có khả năng làm hỏng cơ hội của một kế hoạch hòa bình mới.

3 tình huống đáng lo cho lính tình nguyện 

Việc xem xét vai trò của các lính tình nguyện nước ngoài ở phía Ukraine chỉ cho biết một phần của câu chuyện. Cuộc thảo luận phù hợp về chủ đề cũng nên bao gồm đánh giá từ phía đối phương. Nhìn từ phía bên kia, dưới đây lf ba tình huống có thể xảy ra cho các lính tình nguyện.

Trước hết, trong trường hợp phía Nga bắt lính tình nguyện nước ngoài làm tù binh, thì nhiệm vụ cần làm là tìm cách hồi hương và giải cứu họ? Đây có phải là nhiệm vụ của Ukraine? Hay trách nhiệm của nhà nước mà công dân đó giữ quốc tịch?

Thứ hai, chính phủ của các bên thứ ba liên quan đến cuộc xung đột có thể khiếu nại nếu công dân bị bắt của họ bị ngược đãi không?

Thứ ba, sẽ có những biện pháp xử lý nào đối với những gia đình có người thân làm sang Ukraine chiến đấu và bỏ mạng? Liệu chính phủ của lính tình nguyện đó có nêu vấn đề với phía Nga để điều tra không? 

Cuối cùng, trong khi những người tình nguyện vui vẻ đóng vai anh hùng thì đời không như phim. Khi bị phía Nga bắt thì họ bị Nga coi là lính đánh thuê và xét xử theo luật pháp Nga.

Tương lai sẽ ra sao?

Đánh giá khách quan về sự tham gia của các chiến binh nước ngoài trong các cuộc chiến gần đây dẫn đến một kết luận: Ngoài nỗ lực tạo cảm giác thu hút sự đồng cảm của thế giới, những người lính tình nguyện nước ngoài trong các cuộc chiến của các dân tộc khác hiếm khi đóng vai trò chất xúc tác.

Sự tham gia vào phe Cộng hòa của các chiến binh theo chủ nghĩa lý tưởng đã chịu thất bại ngay từ đầu trong Nội chiến Tây Ban Nha. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với quân đoàn quốc tế của Ukraine.

Người đứng đầu Ủy ban điều tra của Nga Aleksandr Bastrykin cho biết họ đã tiến hành các cuộc điều tra hình sự đối với 75 người được Nga coi là “lính đánh thuê” nước ngoài chiến đấu cho Ukraine.

“Dựa trên dữ liệu có sẵn, đã củng cố hồ sơ khởi tố hình sự với 75 lính đánh thuê đang tham gia vào các hoạt động thù địch bên phía Ukraine. Chúng tôi biết rằng họ đến từ Vương quốc Anh, Mỹ, Na Uy, Canada, Georgia và các quốc gia khác”, ông Bastrykin tuyên bố.

Chris Ecklund, một người Canada cho biết việc sử dụng thuật ngữ “lính đánh thuê” của Bastrykin không chính xác về mặt pháp lý trong tình huống hiện tại.

Công ước Geneva định nghĩa lính đánh thuê là người chiến đấu cho một quốc gia khác vì tiền hoặc lợi ích vật chất và được trả cao hơn những gì mà những người lính đồng hạng của quốc gia đó được trả. Ecklund nói, những người Canada chiến đấu ở Ukraine tòng quân với tư cách là những người tình nguyện không được trả lương.

Tuy nhiên, phía Nga lại không nắm được sổ lương của Ukraine để đối chiếu nên với họ thì cứ chiến binh nước ngoài tức là lính đánh thuê.

Bài liên quan

(5) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lính tình nguyện nước ngoài đang gây cho Ukraine rắc rối khi bị Nga coi là lính đánh thuê