Nghị quyết lên án chính sách cấm vận kinh tế khắc nghiệt và những chỉ trích vô lý về vi phạm nhân quyền của Mỹ đối với Cuba đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) bỏ phiếu thông qua hôm 7.11 với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo.
Theo hãng thông tấn AP, kết quả bỏ phiếu của cơ quan quốc tế gồm 193 quốc gia thành viên cho thấy có 187 phiếu thuận, 3 phiếu chống của Mỹ, Israel và Brazil, còn Colombia và Ukraine bỏ phiếu trắng. Năm ngoái, cũng với nghị quyết tương tự, kết quả bỏ phiếu là 189 phiếu thuận, 2 phiếu chống của Mỹ và Israel và không có phiếu trắng.
Năm nay cũng là năm thứ 2 Moldova không tham gia bỏ phiếu. Ngoài ra, chính phủ bảo thủ của Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro, là chính quyền đầu tiên tại châu Mỹ Latin trong 5 năm qua bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ.
Mặc dù các nghị quyết của Liên Hợp Quốc ràng buộc về mặt pháp lý và không thể thực thi, nhưng điều này phản ánh quan điểm đồng nhấtcủa thế giới trong việc tạo điều kiện cho Cuba hàng năm có thể chứng minh thêm tình thế cô lập khi bị Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế.
Được biết, Washington đã áp đặt cấm vận với Havana từ năm 1960 sau cuộc cách mạng được lãnh đạo thành công bởi cốChủ tịchFidel Castro và sau giai đoạn quốc hữu hóa của Cuba với những tài sản thuộc về các tổ chức và cá nhân người Mỹ. Washington cũng đã tiếp tục siết chặt cấm vận Cuba hai năm sau đó.
Mỹ trong thời gian qua cũngđã gia tăng áp lực lên Cuba như một phần của nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống đương nhiệm Venezuela Nicolas Maduro và thay thế bằng lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo ngược một loạt các chính sách thời người tiền nhiệm Obama trong nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ với Cuba và khuyến khích tăng cường du lịch Mỹ đến hòn đảo này.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Cuba từ hồi tháng 6 năm nay. Theo đó, Mỹcấm các chuyến thăm Cuba bằng tàu chở hành khách hay tàu du lịch, kể cả thuyền buồm và du thuyền, cũng như bằng máy bay kể cả máy bay riêng.
Trong thông báo về lệnh cấm, Bộ Tài chính Mỹ dẫn lý do rằng Cuba "gây bất ổn" ở khu vực tây bán cầu, trong đó tiếp tục khẳng định chính quyền Cuba ủng hộ chính phủ của Tổng thống Venezuela Muduro. Lệnh cấm mới sẽ ngăn nguồn thu USD của chính quyền Cuba, quân đội cũng như các cơ quan an ninh nước này.
Đáp lại các động thái của Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, Miguel Diaz-Canel nói rằng đảo quốc này không dễ bị uy hiếp. Ông Diaz-Canel hồi tháng 4 cũng đã cáo buộc Tổng thống Trump đẩy mối quan hệ hai bên xuống đến mức thấp nhất, đồng thời kêu gọi nhân dân tăng cường phòng thủ và phát triển kinh tế để ứng phó.
Trong phiên họp bỏ phiếu mới đây của Liên Hợp Quốc, đại sứ Palestine FPVad Mansour cũng đã thay mặt Nhóm G-77 đại diện cho 134 quốc gia đang phát triển, nhắc lại những bước đi tích cực của chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama và bày tỏ sự hối tiếc trước những quyết định của ông Trump về nỗ lực tăng cường cấm vận đối với Cuba.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba, ông Bruno Rodriguez, cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường mạnh mẽ việc thực thi cấm vận với các nước khác, và đã cố tình ngăn cản hoạt động vận tải hàng hải tới Cuba bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt cũng như gửi lời đe dọa với tàu thuyề, các hãng vận tải biển và các công ty bảo hiểm.
Ông Rodriguez cũng cáo buộc Washington thực hiện sự thống trị của “đế quốc” nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự ở châu Mỹ Latinh và không ngừng can thiệp vào nội bộ của chính phủ Venezuela của Tổng thống Maduro.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela, ông Jorge Arreaza, người phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, nói rằng “đã đến lúc để chấm dứt sự điên rồ của đế quốc này”.
Hoàng Vũ (theo AP)