COVAX lần đầu tiên chỉ phân phối vắc xin COVID-19 cho các nước có mức độ bao phủ thấp nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Lần đầu COVAX chỉ phân bổ vắc xin COVID-19 cho các nước có tỷ lệ phủ thấp nhất

Sơn Vân | 01/10/2021, 19:50

COVAX lần đầu tiên chỉ phân phối vắc xin COVID-19 cho các nước có mức độ bao phủ thấp nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Được đồng lãnh đạo bởi WHO, Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (Gavi), COVAX kể từ tháng 1 đã phân bổ phần lớn vắc xin COVID-19 theo tỷ lệ giữa hơn 140 nước thụ hưởng theo quy mô dân số.

Điều này khiến một số nước giàu hơn đã có vắc xin thông qua thỏa thuận riêng với các công ty dược phẩm đủ điều kiện nhận liều lượng từ COVAX cùng các quốc gia không có nguồn cung cấp nào.

Với một số quốc gia thực hiện các mũi tiêm tăng cường trong khi những nước khác vẫn đang tiêm những mũi tiêm đầu tiên cho người dễ bị tổn thương nhất, WHO hiện đã điều chỉnh các quy tắc.

Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc WHO về quyền tiếp cận dược phẩm và các sản phẩm y tế, cho biết trong bản ghi âm của một bài thuyết trình tại hội nghị tuần trước được đăng trên trang web WHO: “Với nguồn cung trong tháng 10, chúng tôi đã thiết kế một phương pháp khác, chỉ bao gồm những nước tham gia có nguồn cung thấp”.

lan-dau-covax-chi-phan-bo-vac-xin-covid-19-cho-cac-nuoc-co-ty-le-bao-phu-thap-nhat-.jpg
Người đàn ông kiểm tra chiếc xe tải chứa lô vắc xin COVID-19 của AstraZeneca tại Sân bay Quốc tế Baghdad mà COVAX phân bổ cho Iraq - Ảnh: Reuters

Sự thay đổi diễn ra sau 15 tháng kể từ khi ra mắt chương trình COVAX và người đứng đầu WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai.

Đức đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên Liên minh châu Âu khác để đảm bảo nhiệm kỳ Tổng giám đốc WHO thứ hai cho Tedros Adhanom.

"Một nỗ lực đang diễn ra, do Đức dẫn đầu, tìm kiếm các quốc gia thành viên khác cùng tham gia với Đức trong việc đề cử ông ấy. Đức sẽ không đơn độc", nhà ngoại giao phương Tây cho biết.

Từng là gương mặt đại diện cho cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã vượt qua một ranh giới trong khi cố gắng chọc giận cả Trung Quốc và Mỹ vào những thời điểm khác nhau.

Chính quyền Trump cáo buộc Tedros Adhanom Ghebreyesus là người "lấy Trung Quốc làm trung tâm", một cáo buộc mà ông phủ nhận. Thế nhưng, các mối quan hệ đã được cải thiện kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ và Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào tháng 7 rằng giai đoạn hai của các nghiên cứu về nguồn gốc COVID-19 ở Trung Quốc là cần thiết, bao gồm cả việc kiểm tra các phòng thí nghiệm.

Một nhà ngoại giao châu Phi tại Liên minh châu Phi cho biết việc bổ nhiệm người đứng đầu mới của WHO vẫn chưa được thảo luận giữa các nước thành viên.

Các slide trình bày của Mariangela Simao cho thấy, trong số hơn 90 nước nghèo hơn được COVAX phục vụ, khoảng một nửa chỉ được tiêm vắc xin COVID-19 dưới 20% dân số và 26 quốc gia ít hơn 10%.

Nhiều nước giàu đã đạt mức tiêm vắc xin COVID-19 từ 70% trở lên.

Khoảng 75 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Moderna và Sinopharm sẽ được phân bổ vào tháng 10 tới 49 quốc gia được coi là có tỷ lệ phủ vắc xin thấp nhất, mà không cho biết nước tiếp nhận.

Alfred Driwale, Giám đốc Chương trình tại Chương trình Mở rộng Quốc gia Uganda về Tiêm chủng, nói với Reuters rằng phương pháp luận mới được hoan nghênh nhưng đáng lẽ phải được thông qua khi bắt đầu chương trình.

Trợ lý giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) - Jarbas Barbosa gọi sự chuyển đổi này là tin tốt. Tuy nhiên, các đợt phân bổ vắc xin COVID-19 tiếp theo trong năm nay dự kiến ​​sẽ được tiến hành theo các tiêu chí khác nhau, các slide cũng cho thấy.

Đến nay COVAX đã giám sát việc phân bổ hơn 500 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó khoảng 300 triệu liều đã được chuyển đến các nước tiếp nhận.

Bài liên quan
WHO gọi tiêm kết hợp 2 loại vắc xin là xu hướng nguy hiểm, COVAX cung cấp 1,4 tỉ liều  trong 6 tháng tới
Hôm 12.7, Soumya Swaminathan - nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên trộn và kết hợp vắc xin COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau, gọi đây là "xu hướng nguy hiểm" vì có rất ít dữ liệu về tác động đến sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu COVAX chỉ phân bổ vắc xin COVID-19 cho các nước có tỷ lệ phủ thấp nhất