Các nhà khoa học sản xuất vắc xin COVID-19 có thể đang chạy đua để giành giải Nobel Y học mặc dù đại dịch còn lâu mới kết thúc.

2 nhà khoa học đứng sau vắc xin mRNA liệu có cơ hội nhận giải Nobel Y học?

Sơn Vân | 01/10/2021, 16:21

Các nhà khoa học sản xuất vắc xin COVID-19 có thể đang chạy đua để giành giải Nobel Y học mặc dù đại dịch còn lâu mới kết thúc.

Một số nhà khoa học nói rằng đó chỉ là vấn đề thời gian: Nếu không được công nhận khi giải thưởng năm nay được công bố hôm 4.10.2021, công trình nghiên cứu phát triển vắc xin sẽ giành được giải thưởng trong nhiều năm tới.

Hơn 4,7 triệu người đã chết vì COVID-19 kể từ khi những trường hợp đầu tiên nhiễm loại coronavirus mới được ghi nhận vào năm 2019 và nhiều quốc gia vẫn đang sống trong những hạn chế nghiêm trọng nhằm hạn chế sự lây lan của nó.

Thế nhưng, vắc xin COVID-19 đã giúp một số nước giàu gần như trở lại bình thường, trong khi những quốc gia khác vẫn chưa nhận được liều vắc xin với số lượng lớn.

Trong số những người được các nhà khoa học khác coi là tiềm năng đoạt giải Nobel Y học có Katalin Kariko (sinh ra ở Hungary) và Drew Weissman (người Mỹ) vì nghiên cứu của họ về vắc xin mRNA (messenger ribonucleic acid).

2-nha-khoa-hoc-dung-sau-vac-xin-mrna-co-co-hoi-gianh-giai-nobel-y-hoc.jpg
Bà Katalin Karikó (phải) và ông Drew Weissman (trái) 

Được phát triển bởi hãng Moderna (Mỹ) và Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức), vắc xin mRNA đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cuộc chiến chống lại vi rút. Chúng nhanh chóng được sản xuất và hiệu quả cao.

Ali Mirazami, Giáo sư tại Khoa Y học Phòng thí nghiệm tại Viện Karolinska (Thụy Điển), cho biết: “Kỹ thuật này sớm muộn gì cũng sẽ nhận được giải thưởng. Câu hỏi là khi nào".

Các loại vắc xin truyền thống, đưa vào cơ thể một loại vi rút đã suy yếu hoặc đã chết để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể mất một thập kỷ hoặc hơn để phát triển. Vắc xin mRNA của Moderna đã chuyển từ giải trình tự gen đến mũi tiêm đầu tiên trên người trong 63 ngày.

mRNA mang thông điệp từ DNA của cơ thể đến các tế bào của nó, nói chúng tạo ra các protein cần thiết cho các chức năng quan trọng, chẳng hạn như điều phối các quá trình sinh học bao gồm tiêu hóa hoặc chống lại bệnh tật.

Vắc xin mới sử dụng mRNA do phòng thí nghiệm tạo ra để hướng dẫn các tế bào tạo ra các protein gai của coronavirus, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mà không cần tái tạo giống vi rút thực tế.

2 bộ não đứng sau vắc xin mRNA

mRNA được phát hiện vào năm 1961 nhưng các nhà khoa học đã mất hàng thập kỷ để điều chỉnh kỹ thuật mRNA khỏi các vấn đề như không ổn định và gây ra các tình trạng viêm.

Các nhà phát triển hiện hy vọng nó có thể được sử dụng để điều trị cả ung thư và HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) trong tương lai.

Ngoài thực tế là chúng đã được chứng minh là tạo ra đáp ứng miễn dịch rất hiệu quả, bạn không cần phải điều chỉnh quá trình sản xuất mỗi khi sản xuất một loại vắc xin mới”, Adam Frederik Sander Bertelsen, Phó giáo sư tại Đại học Copenhagen và là Giám đốc khoa học của công ty vắc xin Adaptvac (Đan Mạch), cho biết.

"Nó thực sự đã cứu được hàng ngàn người do tốc độ và hiệu quả của nó, vì vậy tôi có thể hỗ trợ tốt điều đó", Katalin Kariko (66 tuổi) là người đặt nền móng cho vắc xin mRNA và ông Drew Weissman (62 tuổi), cộng tác viên lâu năm của bà.

Ali Mirazami nói: “Họ là bộ não đằng sau khám phá mRNA. Họ có thể còn quá trẻ, ủy ban (Nobel) thường đợi cho đến khi người nhận ở độ tuổi 80".

Katalin Kariko, cùng các đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã tạo ra bước đột phá bằng cách tìm ra cách cung cấp mRNA mà không khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

Giải Nobel được thành lập bởi nhà phát minh thuốc nổ Alfred Nobel và được trao cho những thành tựu trong Y học, Hóa học, Văn học, Hòa bình, Vật lý. Những người chiến thắng năm nay được công bố từ ngày 4 đến 11.10, bắt đầu từ ngành Y.

Bài liên quan
Sau COVID-19, BioNTech phát triển vắc xin mRNA ngăn ngừa bệnh khác đe dọa tính mạng hàng triệu người
BioNTech (Đức) hôm 26.7 thông báo có kế hoạch phát triển một loại vắc xin dựa trên mRNA để ngăn ngừa bệnh sốt rét. Đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng hàng triệu người trên thế giới mỗi năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 nhà khoa học đứng sau vắc xin mRNA liệu có cơ hội nhận giải Nobel Y học?