Đến hết tháng 7, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tại hệ thống ngân hàng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 6,39 triệu tỉ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm ngoái.

Lãi suất giảm mạnh, lượng tiền người dân gửi vào ngân hàng cao kỷ lục

Tuyết Nhung | 08/10/2023, 17:20

Đến hết tháng 7, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tại hệ thống ngân hàng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 6,39 triệu tỉ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm ngoái.

Đây là số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố. Tính đến cuối tháng 7, số dư tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng lên tới 6.389.593 tỉ đồng, tăng 8,93% so với cuối năm 2022.

lai-suat.jpg
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền tiết kiệm của dân chúng gửi vào ngân hàng tiếp tục tăng - Ảnh: IT

Như vậy, tính đến tháng 7 là tròn 1 năm, số dư tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào ngân hàng liên tiếp tăng. Số dư tiền gửi tháng sau phá kỷ lục số dư tiền gửi của tháng trước.

So với cuối tháng 8.2022, tổng số dư tiền tiết kiệm của người dân gửi vào ngân hàng tăng thêm gần 752.600 tỉ đồng. Còn so với tháng 6, số dư tháng 7 đã vượt kỷ lục của tháng 6 khi tăng thêm 6.707 tỉ đồng.

Như vậy, lượng tiền gửi của dân từng tháng liên tục cao hơn so với tháng trước. Diễn biến này được duy trì trong suốt một năm qua, bất chấp mặt bằng lãi suất huy động liên tục giảm.

Dữ liệu về tiền gửi của người dân đổ vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục cho thấy các kênh đầu tư khác như: bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, vàng... hiện đã giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Điều này lý giải tại sao dù lãi suất huy động luôn duy trì xu hướng giảm trong suốt thời gian qua nhưng kỷ lục về tiền gửi của dân vào hệ thống các ngân hàng liên tục bị xô đổ.

Kể từ đầu năm đến nay lãi suất huy động bình quân đã giảm khoảng 2%. Thậm chí, lãi suất tiền gửi chỉ còn ở mức 3%/năm.

Cụ thể, ở kỳ hạn 3 tháng, nhóm 4 ngân hàng mang cổ phần nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank niêm yết chỉ từ 3,3 - 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất 5,5% cho kỳ hạn 12 tháng.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất huy động niêm yết những ngày đầu tháng 10 theo xu hướng giảm, với mức giảm 0,1 - 1%/năm so với cùng kỳ tháng 9.

Lãi suất huy động phổ biến được các ngân hàng áp dụng 5,5 - 6%/năm cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Còn kỳ hạn 6 - 9 tháng, mức áp dụng dưới 5%/năm. Kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng chỉ còn quanh 4%/năm. Các mức lãi suất huy động hiện nay được đánh giá thấp hơn so với thời điểm diễn ra dịch COVID-19.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5 - 2%/năm.

Như vậy, so với giai đoạn cao điểm vào cuối năm ngoái, lãi suất tiết kiệm đã giảm tới 3 - 4%, đặc biệt với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất huy động giảm mạnh sau nhiều lần Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành cộng với bối cảnh ngân hàng "thừa tiền" khi khó cho vay. Mặt bằng lãi suất hiện về ngang với giai đoạn nửa đầu 2022.

Trong bối cảnh lãi suất đầu vào đã hạ nhiệt nhanh và mạnh, Ngân hàng Nhà nước gần đây yêu cầu các nhà băng đồng thời giảm lãi suất khoản vay cũ và mới ít nhất 1,5 - 2%, theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Một số nhà băng gần đây tung nhiều gói ưu đãi giảm lãi suất khoản vay mới để kích cầu tín dụng trong bối cảnh tăng trưởng cho vay ảm đạm. Lãi suất khoản vay cũ cũng đã có sự điều chỉnh, tuy nhiên giảm chậm hơn so với lãi suất khoản vay mới. Tùy từng nhà băng và nhóm khách hàng, lãi suất khoản vay hiện hữu giảm khoảng 1 -  2% từ đầu năm tới nay.

Tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ tháng 9, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tính đến ngày 30.9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12.900.000 tỉ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022.

Trong khi đó, về cho vay, tính đến hết tháng 9, tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 12.630.000 tỉ đồng, ước tăng 6,1 - 6,2% so với cuối năm 2022.

Bài liên quan
Áp lực tỷ giá có khiến đảo chiều chính sách giảm lãi suất?
Áp lực tỷ giá gia tăng, giới chuyên gia cho rằng dư địa giảm lãi suất không còn nhiều, đồng thời vấn đề ổn định tỷ giá phải cân nhắc trên cục diện của toàn nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất giảm mạnh, lượng tiền người dân gửi vào ngân hàng cao kỷ lục