Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Nhật Bản, chùa Gác Vàng đường xem là điểm đến không thể thiếu cho bất kỳ ai khi đặt chân đến vùng đất Kansai. Và trong chuyến hành trình đi qua vùng đất trung tây nước Nhật, chúng tôi cũng đã đặt chân đến đây, để chạm vào những nghi lễ cầu may thú vị ở ngôi chùa này.

Kỳ 2: Số phận thăng trầm của ngôi chùa thiêng ở Nhật Bản

CTV Nguyễn Minh | 14/07/2016, 11:06

Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Nhật Bản, chùa Gác Vàng đường xem là điểm đến không thể thiếu cho bất kỳ ai khi đặt chân đến vùng đất Kansai. Và trong chuyến hành trình đi qua vùng đất trung tây nước Nhật, chúng tôi cũng đã đặt chân đến đây, để chạm vào những nghi lễ cầu may thú vị ở ngôi chùa này.

Ngôi chùa thiêng của người Nhật

Để giúp cho du khách sẵn sàng hơn trong việc tiếp nhận không gian thiêng liêng và huyền bí, trên đường duy chuyển từ khách sạn đến chùa Gác Vàng, người hướng dẫn liên tục cung cấp cho chúng tôi biết thêm thông tin về thói quen của người Nhật. Theo đó, người dân ở đất nước này thường có thói quen viếng chùa vào dịp đầu năm, mục đích chính của việc này là cầu mong đức Phật hiển linh phù hộ độ trì cho một năm mới thiên nhiên giao hòa, cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng hanh thông. Và một trong những ngôi chùa được người dân khắp nước Nhật lựa chọn chính là chùa Gác Vàng mà chúng tôi đang đến.

Du khách đến thăm ngôi chùa Giác Vàng nổi tiếng Nhật Bản - Ảnh: Internet

Theo các tài liệu còn lưu giữ, chùa Kin Ka Ku, tức chùa Gác Vàng hay Kim Các Tự được khởi công xây dựng vào năm 1397.

Cũng theo các tài liệu trên, mục đích ban đầu của việc xây dựng này cốt để tạo ra một lăng mộ dành cho một Shogun hay còn gọi là lãnh chúa của dòng họ Ashikaga nổi tiếng và quyền lực nhất thời bấy giờ. Shogun này có tên là Yoshimitsu, sinh năm 1336, mất năm 1393.

Tuy nhiên, sau khi chấp chính, con ông trao Yoshimitsu - một tín đồ phật giáo thành tâm đã quyết định thay đổi công năng của công trình kiến trúc trên.

Ông từng bước thay đổi cấu trúc và dần dần biến nó thành một ngôi chùa để thờ tự đức Phật, phần còn lại ông biến thành một thiền viện cho tín đồ Phật giáo thuộc dòng Lâm Tế trú ngụ, tu hành.

Tuy nhiên, cũng giống như lịch sử dân tộc và Phật giáo Nhật Bản, chùa Gác Vàng cũng trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong cuộc nội chiến mà lịch sử gọi là cuộc chiến Onin (diễn ra 1467-1477), ngôi chùa bị đốt cháy rụi hoàn toàn.

Nguyên do, một trong những người em của lãnh chúa Yoshimasa thuộc dòng họ Ashikaga khi được chọn làm người kế vị (đang là một tu sĩ trong chùa Gác Vàng) bị nhiều người chống đối.

Đỉnh điểm của cuộc chống đối này là một cuộc chiến tranh giữa hai phe và hậu quả của nó là hàng ngàn người đã phải bỏ mạng, chùa Kinkaku bị thiêu rụi.

Tuy nhiên, số phận thăng trầm của chùa Kinkaka vẫn chưa dừng lại ở đó.

Gần 500 năm sau, vào năm 1950, trong một cơn nóng giận, một vị sư trong chùa đã nổi lửa thiêu rụi tòa Gác Vàng .

Sau khi biến tòa tháp 500 tuổi thành tàn tro, nhà sư đã tự tử nhưng bất thành. Nhận thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong việc giáo dục con cái,mẹ nhà sư đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Riêng vị sư nói trên bị tòa tuyên án bảy năm tù giam, tuy nhiên sau 6 năm sống trong hối tiếc, vị sư này đã lâm bệnh và qua đời.

Và sau sự kiện đầy bi kịch đó, chùa Kinkaku đã được trùng tu lớn, đó là vào năm 1955. Đến năm 1987, nhà chùa đã cho dát thêm lớp vàng mới bên trong khu gác vàng.

Những nghi thức thú vị ở chùa Gác Vàng

Trở lại với vai trò của chùa Kinkaku trong đời sống tâm linh của người dân Nhật Bản.

Và một trong những nghi thức thú vị và đậm chất tâm linh ở ngôi chùa này chính là nghi thức ném đồng xu may mắn.

Đại đa số người dân Nhật Bản tin rằng, người nào ném đồng xu lọt vào chiếc hủ được đặt cách đó vài mét càng nhiều thì cả năm sẽ gặp được nhiều điều tốt lành.

Đánh chuông cầu may - Ảnh: Nguyễn Minh
Người Nhật quan niệm rằng, ném đồng xu lọt vào hủ sẽ mang lại may mắn - Ảnh: Nguyễn Minh

Bên cạnh nghi thức ném đồng xu may mắn, rung chuông cầu mong cho sự an bình cho gia đình, bạn bè cũng là một thói quen không thể thiếu đối với người dân Nhật. Và đây chính là một nét rất riêng và rất lạ ở những ngôi chùa Nhật Bản.

Chúng tôi chia tay người dân Nhật Bản cùng những phong tục thú vị đầu năm trong nuối tiếc. Bởi, không dễ gì để khám phá và cảm nhận một tập tục đã có từ ngàn đời nay trong một quỹ thời gian hạn hẹp.

Song, chúng tôi vẫn tin rằng, trong những bước chân tiếp theo, nhiều không gian cuộc sống thú vị ở xứ sở hoa anh đào sẽ mở ra cho chúng tôi khám phá...

Nguyễn Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Số phận thăng trầm của ngôi chùa thiêng ở Nhật Bản