Bị hấp lực bởi cảnh quan và lịch sử thăng trầm của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, chúng tôi đã đáp chuyến bay dài hơn 5 tiếng đồng hồ để đến vùng Kansai (thuộc miền trung tây nước Nhật), nơi có cố đô Kyoto, cổ thành Osaka nổi tiếng thế giới.

Kỳ 1: Thành cổ Osaka - dấu tích của một ngôi cổ tự

CTV Nguyễn Minh | 13/07/2016, 14:10

Bị hấp lực bởi cảnh quan và lịch sử thăng trầm của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, chúng tôi đã đáp chuyến bay dài hơn 5 tiếng đồng hồ để đến vùng Kansai (thuộc miền trung tây nước Nhật), nơi có cố đô Kyoto, cổ thành Osaka nổi tiếng thế giới.

Và, chúng tôi đã không hoài công khi được tận kiến nhiều câu chuyện hấp dẫn trên vùng đất này.

Độc đáo phật giáo Nhật Bản

Lâu nay, Nhật Bản được đại đa số người Việt chúng ta biết đến như là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới, song rất ít người biết rằng, đây còn là một trong những quốc gia Phật giáo với số lượng tín đồ nhiều vào loại bậc nhất thế giới.

Theo quyển "Niên giám tôn giáo" do Cục Văn hóa Nhật Bản phát hành,có 127 triệu người dân Nhật tự coi mình là Phật tử và khoảng 250 ngàn tăng, ni.

Cũng theo tài liệu trên, toàn lãnh thổ Nhật Bản hiện có khoảng 75.000 đền, chùa và hơn 30.000 tượng Phật các loại, đây là con số vô cùng lớn khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác.

Tuy nhiên, do đặc thù điều kiện địa lý, đó là nằm gần quốc gia có nền văn hóa phát triển cực thịnh trong quá khứ là Trung Quốc nên Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi Đạo giáo.

Song song đó, người dân Nhật còn bị hưởng bởi truyền thống thờ thần hay được gọi là Thần giáo bản địa. Thế nên, khi được du nhập vào từ thế kỷ thứ 7, Phật giáo đã từng bước hội nhập, giao thoa với Thần Giáo, Đạo Giáo để tạo ra cho mình một bản sắc riêng.

Hay nói cách khác, ở Nhật dường như không có sự phân biệt rõ ràng giữa Phật giáo và các tôn giáo còn lại. Rất nhiều ngôi đền vừa thờ thần, vừa thờ Phật và ngược lại.

Và một khi nhắc đến Phật giáo Nhật Bản, không thể không nhắc đến vùng Kansai, một trong 9 vùng địa lý của Nhật Bản.

Nằm ở vùng trung tây của đảo Honshu, vùng Kansai, nơi có cố đô Kyoto một thời được xem là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và tôn giáo của vương quốc Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8 cho đến thế kỷ thứ 19.

Ngoài đường biển ra thì đường hàng không chính là cách duy nhất còn lại để du khách đến hòn đảo này. Và sân bay quốc tế Kansai chính là cửa ngõ để bước vào không gian sống đầy hấp dẫn của vùng đất này.

Được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo có diện tích trên 500 ha và kéo dài trong vòng 4 năm (từ năm 1990 - 1994), sân bay quốc tế Kansai được xem như là biểu tượng cho ý chí kiên cường trong việc chinh phục thiên nhiên của người dân Nhật Bản.

Được ví như là một hàng không mẫu hạm, mỗi năm sân bay Kansai đón trên 10 triệu hàng khách và nhiều năm liền được xếp vào danh sách 10 sân bay có chất lượng phục vụ tốt nhất thế giới.

Khám phá thành cổ Osaka huyền bí

Rời sân bay quốc tế Kansai, vượt qua chiếc cầu treo khổng lồ, chúng tôi có mặt tại trung tâm thành phố Osaka, trái tim của toàn bộ vùng Kansai.

Với dân số khoảng 2,7 triệu người, Osaka được xem là thành phố lớn thứ ba ở Nhật Bản.

Thành cổ Osaka

Trong thời kỳ Edo, từ năm 1603 đến năm 1867, Osaka là một trong những thành phố chính và đóng vai trò như là một hải cảng quan trọng bậc nhất ở miền trung Nhật Bản.

Ngày nay, Osaka không chỉ được biết đến như là một trung tâm kinh tế-văn hóa mà còn là một biểu tượng cho ngành công nghiệp du lịch của vùng Kansai.

Một trong những danh thắng tạo nên sự nổi tiếng và hấp dẫn của Osaka nói riêng và vùng Kansai nói chung là đây - thành cổ Osaka.

Tên gọi nguyên bản của nó làOzakajo- là một trong những thành quách nổi tiếng và đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16.

Lâu đài Osaka nằm trên khu đất chỉ rộng một km2. Nó được xây trên hai bệ đá cao tựa vào hai vách tường đá dựng đứng, bao quanh bởi hai con hào. Kiến trúc lâu đài trung tâm có 5 tầng ở phía ngoài và 8 tầng ở phía trong, và được xây trên một tảng đá cao để bảo vệ người trong thành chống lại những kẻ tấn công bên ngoài.

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại, thành Osaka ngày nay được xây dựng trên nền một ngôi chùa cổ có tên là Ishiyama Hongan.

Người khởi xướng xây dựng chùa Ishiyama Hongan có tên là Liên Như - một trong những người truyền giáo vĩ đại của Tịnh độ chân tông Nhật Bản vào năm năm 1496.

Mặc dù ý tưởng ban đầu của đại sư Liên Như chỉ là mong muốn tìm một nơi biệt lập để nghỉ ngơi trong yên tĩnh, thế nhưng do thanh danh và đức độ của ngài nên chùa Ishiyama Hongannhanh chóng thu hút nhiều đồ đệ đến tu học và hành đạo.

Ngôi chùa nhỏ mà Liên Như cho xây dựng dần được mở rộng, kèm theo đó rất nhiều nhà cửa và công trình được dựng lên để phục vụ cho những cư dân mới. Khi Liên như qua đời ba năm sau đó, hình dáng và kích thước của chùa Ishiyama Hongan nói chung đã được định hình.

Sau khi chùa Yamashina Mido, một ngôi chùa có cùng niên đại với chùa Ishiyama Honganbị phá hủy năm 1532, chùa Ishiyama Hongan trở thành trung tâm của Phật phái Tịnh độ tông của vùng Kansai.

Tuy nhiên, năm 1583 để phục vụ cho mục đích quân sự, lãnh chúa Tomiyomi Hideyashi- một trong hai người được lịch sử ghi nhận như là người có công thống nhất Nhật Bản đã cho phá hủy chùa Ishiyama Hongan để biến nó thành một pháo đài kiên cố.

Du khách du lịch đến thăm thành cổ

Sau hơn 300 năm trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian và thời cuộc, thành Osaka vẫn đứng vững trước lịch sử như một chứng nhân về những thời kỳ vàng son cũng như đen tối trong lịch sử xứ Phù Tang.

Sau nhiều lần trùng tu và mở rộng, thành Osaka ngày nay có tổng diện tích khoảng 60.000m2 bao gồm 13 hạng mục và được chính phủ Nhật Bản xếp vào dạng di tích lịch sử quốc gia và là điểm thu hút hàng triệu du khách thăm viếng mỗi năm.

Mặc dù ngôi chùa Ishiyama Hongan- biểu tượng cho một giai đoạn cường thịnh của Phật giáo vùng Kansai giờ đã không còn, song với hàng triệu Phật tử Nhật Bản, ngôi chùa linh thiêng này dường như bao đời nay vẫn tồn tại song hành cùng cổ thành Osaka huyền thoại.

Và đó chính là một trong những dấu chỉ đầu tiên cho thấy rằng, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung và vùng Kansai nói riêng rất đa dạng trong hình thức thể hiện. Và trong bất kỳ hình thức gì, thì Phật giáo vẫn tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân mặc cho những biến thiên của thời gian và thời cuộc.

Nguyễn Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 1: Thành cổ Osaka - dấu tích của một ngôi cổ tự