Một sự kiện lớn tầm cỡ Kong sẽ không đến nhiều đối với du lịch Việt Nam. Và những gì diễn ra đang cho thấy chúng ta dường như chưa đủ khả năng để nắm bắt các cơ hội, dù đó là những cơ hội quý giá, rất hiếm hoi.

'Kong: Skull Island' và câu chuyện du lịch Việt Nam

Nhàn Đàm | 16/03/2017, 06:05

Một sự kiện lớn tầm cỡ Kong sẽ không đến nhiều đối với du lịch Việt Nam. Và những gì diễn ra đang cho thấy chúng ta dường như chưa đủ khả năng để nắm bắt các cơ hội, dù đó là những cơ hội quý giá, rất hiếm hoi.

Bộ phim bom tấn Hollywood “Kong: Skull Island” đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim ở trong nước cũng như trên thế giới hẳn sẽ là một trong những sự kiện văn hóa và du lịch đáng chú ý nhất trong năm 2017 đối với Việt Nam. Đây có thể xem như lần đầu tiên một bộ phim bom tấn có mức kinh phí lên tới gần 200 triệu USD (hơn 300 triệu USD nếu tính thêm chi phí quảng cáo của hãng sản xuất) của Hollywood có bối cảnh phần lớn được lấy từ những danh thắng của Việt Nam, cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam được giới thiệu, được quảng cáo và PR trên khắp thế giới ở một quy mô lớn một cách (có thể xem là) hoàn toàn miễn phí.

Tác động của “Kong: Skull Island” đối với Việt Nam có thể diễn ra trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau, nhưng dễ thấy nhất và tập trung nhiều nhất thì chắc chắn là ngành du lịch, khi đây được xem là cơ hội vàng để du lịch Việt Nam tăng tốc nhất là trong bối cảnh Nhà nước và Chính phủ đang đặt mục tiêu biến đây trở thành lĩnh vực mũi nhọn đối với nền kinh tế trong tương lai gần. Không khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng mà Kong đem lại ở thời điểm hiện tại, sẽ thật khó để hy vọng về sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.

Xét trên khía cạnh thương mại và đi kèm với đó là quy mô quảng bá cho Việt Nam thông qua nội dung bộ phim, thì “Kong: Skull Island” (gọi tắt Kong) có thể xem là thành công tính đến thời điểm hiện tại. Bộ phim đã đứng đầu bảng doanh thu trên thị trường Mỹ cũng như toàn cầu trong tuần qua với 61 triệu USD, trong đó Kong đã phá vỡ kỷ lục phòng vé tại Việt Nam sau 1 ngày công chiếu. Đây là điều đã được dự báo từ trước khi Kong được xem là một trong những phim bom tấn có thể đạt được doanh thu lớn nhất trong nửa đầu năm 2017 (tránh được tình trạng cạnh tranh cao trong 2 dịp quan trọng nhất là mùa hè và Giáng Sinh). Bộ phim càng thành công, càng nhiều người xem thì mức độ quảng bá cho Việt Nam trên thế giới sẽ càng cao.

Nhưng, đó mới chỉ là một nửa của vấn đề. Phân nửa còn lại phụ thuộc vào việc Việt Nam sẽ làm gì để tận dụng tối đa những gì mà cơ hội vàng này đem lại.

Những phản ứng của Việt Nam mà cụ thể ở đây là ngành du lịch, tính đến thời điểm hiện tại có thể xem là khá nhanh nhạy. Ngay sau khi Kong được công chiếu, đạo diễn của bộ phim là Jordan Vogt-Roberts là Đại sứ du lịch. Với việc không tiếc những lời ngợi khen có cánh đối với vẻ đẹp của Việt Nam trong quá trình làm phim, cũng như việc công khai ý định chuyển đến sinh sống và làm việc tại VNngay sau bộ phim, việc bổ nhiệm Jordan làm Đại sứ du lịch có thể xem là một động thái khá nhạy bén. Đứng trên góc độ của ngành du lịch Việt Nam vốn luôn bị nhận xét là thụ động và thiếu ý tưởng trong nhiều năm qua, thì đây có thể xem như một sự thay đổi tích cực đáng khích lệ.

Nhưng, có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở đó. Nhận xét về những động thái khá nhanh nhạy kể trên của ngành du lịch Việt Nam, không ít chuyên gia Marketing và du lịch ngoài việc nhìn nhận sự thay đổi tích cực cũng cho rằng bản thân hành động đó cũng thể hiện sự thiếu tầm nhìn. Về lý thuyết, nếu như Việt Nam mời đạo diễn Kong làm Đại sứ du lịch từ trước khi bộ phim được công chiếu, thì hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động quảng bá cho VNvà du lịch của Việtsong song với các hoạt động truyền thông của bộ phim trên toàn cầu. Còn đến khi bộ phim đã được công chiếu, chúng ta sẽ đánh mất đi cơ hội quảng bá trên toàn cầu trong quá trình truyền thông của bộ phim. Không nên quên rằng, Jordan Vogt-Roberts trước khi đảm nhận vai trò đạo diễn Kong vẫn là một đạo diễn chưa thực sự có nhiều tên tuổi và được biết đến rộng rãi để có thể tạo ra tiếng nói có ảnh hưởng lớn, kể cả nếu Kong có thu được thành công lớn sau này đi chăng nữa. Khả năng quảng bá cho Việt Nam và du lịch VNcủa Jordan ở thời điểm hiện tại gắn liền với bộ phim Kong, và việc không thể quảng bá cho VNtrong quá trình truyền thông bộ phim trên toàn cầu trước khi trình chiếu (tổng chi phí quảng cáo cho Kong trên toàn cầu lên tới 136 triệu USD) rõ ràng là một mất mát lớn.

Điều này cho thấy ngành du lịch Việt Nam vẫn còn khá thụ động khi đứng trước một cơ hội có tiềm năng lớn một cách đột ngột. Không những thế, do thiếu chiến lược và tầm nhìn nên VNchọn cách thực hiện những gì dễ nhất nhưng cũng ít có tác động lan tỏa nhất trong thực tế là việc bổ nhiệm đạo diễn Kong làm Đại sứ du lịch. Tư duy trong ý tưởng đề xuất thiết lập mô hình cỡ lớn của Kong tại một số điểm du lịch chính ở Hà Nội cũng tương tự, nó là phần ngọn và là phần dễ làm nhất. Nếu như cả ngành du lịch Việt Nam với đủ mọi ban bệ chỉ có thể làm được duy nhất 2 việc là bổ nhiệm đạo diễn làm Đại sứ du lịch và dựng mô hình để khai thác một cơ hội được đánh giá là bom tấn như Kong, thì quả là rất đáng tiếc, và cả đáng suy nghĩ nữa.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phân tầng phía dưới trong bộ máy du lịch Việt Nam. Khá nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng, nếu như các hãng du lịch nước ngoài đã ngay lập tức tung ra các gói và tour du lịch đến VNvà các địa danh quay phim chỉ sau khi bộ phim công chiếu đúng một ngày, thì các hãng du lịch lớn nhấtvẫn bặt tăm hơi dù Kong được khởi quay và được chờ đón cách đây hàng vài tháng. Dĩ nhiên, lượng khách du lịch đến Việt Nam càng lớn thì chúng ta càng thu được nhiều lợi ích dù họ theo các tour nước ngoài hay tour trong nước, nhưng rõ ràng là chúng ta đang bỏ lỡ một phần bánh béo bở nhất nếu như chỉ đứng ngoài nhìn các hãng du lịch nước ngoài độc chiếm trong việc thiết lập các tour du lịch ăn theo Kong này. Theo thống kê, lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn điểm đến là những nơi quay phim Kong ở Việt Nam đã tăng mạnh, khoảng 40% với Hạ Long và 30% với Ninh Bình, nhưng thật khó để biết được các công ty du lịch nội địa Việtchiếm được bao nhiêu % trong số đó.

Bức tranh chung về ngành du lịch Việt Nam thông qua sự kiện bộ phim bom tấn Kong lần này, vì thế có vẻ như không thực sự khả quan cho lắm. Chúng ta đang tỏ ra khá thụ động, thiếu chuyên nghiệp, thiếu cả tầm nhìn lẫn chiến lược dài hạn để có thể tận dụng một sự kiện được đánh giá là cơ hội vàng cho ngành du lịch, dù nó đã được thông báo từ trước đó khá lâu. Rõ ràng là một sự kiện lớn tầm cỡ Kong sẽ không đến nhiều đối với du lịch Việt Nam, và những gì diễn ra đang cho thấy chúng ta dường như chưa đủ khả năng để nắm bắt các cơ hội, dù đó là những cơ hội quý giá và rất hiếm hoi.

Nhàn Đàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Kong: Skull Island' và câu chuyện du lịch Việt Nam