Đó là kết quả 2 trong 3 nghiên cứu liên quan đến COVID-19 đáng chú ý gần đây.

Kit xét nghiệm ở nhà đo lượng kháng thể SARS-CoV-2; hầu hết trẻ em bị hậu COVID-19 không tiêm vắc xin

Sơn Vân | 12/08/2022, 14:50

Đó là kết quả 2 trong 3 nghiên cứu liên quan đến COVID-19 đáng chú ý gần đây.

Hầu hết trẻ em bị di chứng hậu COVID-19 không tiêm vắc xin

Một nghiên cứu nhỏ bổ sung thêm bằng chứng cho thấy trẻ em có thể phát triển tình trạng COVID-19 kéo dài (di chứng hậu COVID-19) ngay cả khi vi rút SARS-CoV-2 không làm chúng bị bệnh nặng.

Các nhà nghiên cứu ở bang Texas (Mỹ) đã theo dõi 1.813 trẻ em nhiễm vi rút SARS-CoV-2 từ tháng 10.2020 đến tháng 5.2022 trong các đợt dịch Delta, Omicron và phát hiện ra rằng 4,5% có triệu chứng đến 12 tuần và 3,3% có triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần. Nguy cơ bị các triệu chứng dai dẳng (mất vị giác và khứu giác, ho và khó thở) cao nhất ở trẻ em mắc COVID-19 nặng đến mức phải nhập viện.

Thế nhưng, 93% trẻ em bị triệu chứng COVID-19 kéo dài chỉ báo cáo bệnh nhẹ đến trung bình khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 lần đầu, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Pediatric Infectious Disease.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ cao nhất với những trẻ em nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trước khi có vắc xin. Họ phát hiện ra rằng hầu hết trẻ em bị tình trạng COVID-19 kéo dài không được tiêm vắc xin.

"Có thể có ý kiến ​​cho rằng một người phải nhập viện để bị COVID-19 kéo dài, nhưng đó không phải là những gì chúng tôi tìm thấy. Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ vẫn nên thận trọng và đưa con mình đi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bởi chúng tôi biết rằng nó sẽ giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và COVID-19 kéo dài”, Sarah Messiah - trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Texas, cho biết trong một thông cáo báo chí.

xet-nghiem-tai-nha-do-luong-khang-the-sars-cov-2.jpg
Bé gái được tiêm một liều vắc xin Pfizer-BioNTech phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng hàng loạt cho trẻ em từ 6 đến 7 tuổi ở thành phố Ciudad Juarez, Mexico ngày 9.8 - Ảnh: Reuters

Thiết bị xét nghiệm tại nhà đo nồng độ kháng thể SARS-CoV-2

Theo các nhà nghiên cứu, một thử nghiệm xét nghiệm sử dụng tại nhà đo mức độ kháng thể của một người với vi rút SARS-CoV-2 có thể giúp chúng ta biết được nên bảo vệ như thế nào để chống lại sự lây nhiễm và những biện pháp phòng ngừa cần thực hiện.

Đang ở giai đoạn nguyên mẫu, thiết bị này sử dụng công nghệ tương tự hầu hết xét nghiệm nhanh kháng nguyên với COVID-19, ngoại trừ việc dùng một giọt máu chứ không phải ngoáy mũi. Như đã báo cáo trên Tạp chí The Pediatric Infectious Disease, xét nghiệm đo lượng kháng thể có khả năng ngăn chặn vi rút tự gắn vào tế bào và lây nhiễm cho chúng. Sau đó, một ứng dụng smartphone sẽ giải thích các phát hiện và định lượng mức độ kháng thể của người đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm này được thiết kế để nhà sản xuất có thể điều chỉnh nó phù hợp với các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai.

"Nhiều người có lẽ muốn biết họ được bảo vệ tốt như thế nào, nhưng tôi nghĩ nơi mà xét nghiệm này có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất là với bất kỳ ai không có đáp ứng miễn dịch tốt, chẳng hạn bệnh nhân ung thư hoặc những người dùng thuốc ức chế miễn dịch”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Hojun Li thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí.

Nhóm của Hojun Li đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế nhưng nói cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh rằng xét nghiệm là an toàn và chính xác.

Vấn đề về thị giác, thính giác có thể cản trở việc tiếp cận vắc xin COVID-19

Dữ liệu khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ chỉ ra rằng tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 có thể thấp hơn ở người lớn bị khuyết tật về thị lực hoặc thính giác. Từ tháng 4.2021 đến tháng 3.2022, văn phòng Cục điều tra dân số Mỹ đã khảo sát 916.085 người về việc họ nhận vắc xin COVID-19 và các yếu tố chăm sóc sức khỏe khác. 3,8% người báo cáo khó khăn về thị lực và 2,5% báo cáo khiếm thính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 83% người không có vấn đề về thính giác hoặc thị lực cho biết đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19, so với 80,7% những người bị khiếm thính và 76,7% những người báo cáo gặp khó khăn nào về thị lực, theo nghiên cứu trên Tạp chí JAMA Ophthalmology.

Sự khác biệt rõ ràng hơn với tình trạng khuyết tật nặng hơn. Cụ thể, tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 là 62,9% ở những người cho biết bị mù hoàn toàn và 65,2% với những người bị điếc.

Các tác giả nghiên cứu nói: “Rất ít kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 của bang ưu tiên cho người lớn bị khuyết tật về thị giác hoặc thính giác”. Họ kêu gọi nghiên cứu các yếu tố có thể góp phần gây khó khăn trong việc tiêm vắc xin cho những nhóm này, chẳng hạn thiếu các địa điểm đăng ký vắc xin dễ tiếp cận và thông tin phát sóng cho những người khiếm thị hoặc khiếm thính.

Bài liên quan
Vắc xin dạng uống tạo kháng thể cao ở niêm mạc mũi, nhiễm Omicron 3 tháng cuối thai kỳ có thể sinh non
Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý liên quan COVID-19 được công bố gần đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kit xét nghiệm ở nhà đo lượng kháng thể SARS-CoV-2; hầu hết trẻ em bị hậu COVID-19 không tiêm vắc xin