Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số VNIndex được dự báo giảm về mốc 880 điểm cuối 2023, còn kịch bản cơ sở là 1.240 điểm.

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán 2023?

Hoài Lam | 02/01/2023, 07:30

Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số VNIndex được dự báo giảm về mốc 880 điểm cuối 2023, còn kịch bản cơ sở là 1.240 điểm.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có diễn biến điều chỉnh sâu trong năm 2022, sau 2 năm tăng trưởng mạnh trước đó, dưới tác động của yếu tố tiêu cực cả bên trong và bên ngoài.

Đối với các yếu tố ngoại biên, xung đột Nga – Ukraine; chính sách zero-Covid của Chính phủ Trung Quốc; các ngân hàng trung ương đẩy nhanh qua trình thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát tăng phi mã; rủi ro suy thoái kinh tế ở Mỹ và EU… là các yếu tố rủi ro chính.

Trong khi đó đối với các yếu tố trong nước, rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp với các sự kiện như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát; quá trình thanh lọc sai phạm trên TTCK như sự kiện FLC; áp lực tỷ giá và lạm phát dẫn đến trạng thái thắt chặt thanh khoản và mặt bằng lãi suất tăng cao; đầu tư công giải ngân chậm… gây gia tăng áp lực khiến TTCK Việt Nam là 1 trong những thị trường có diễn biến tiêu cực nhất toàn cầu.

Theo báo cáo của KBSV, trong kịch bản cơ sở, vùng điểm hợp lý của chỉ số VNIndex thời điểm cuối năm 2023 ở mức 1.240 điểm, tương ứng với mức tăng 8.05% của EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX, vùng P/E mục tiêu là 12 lần.

Trong kịch bản cơ sở, theo KBSV, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Quốc trở lại bình thường đầu quý 2.2023 sẽ mang lại một số tác động tích cực lên kinh tế Việt Nam nhưng không gây áp lực quá mạnh lên lạm phát toàn cầu.

ck.jpg
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán 2023?

FED sẽ chỉ có thêm 2 lần tăng 25 điểm cơ bản vào quý 1/2023 và bắt đầu hạ lãi suất vào quý 4 khi kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nhẹ; tốc độ tăng cung tiền M2 về gần mức trước dịch và mặt bằng lãi suất trong nước hạ nhiệt dù vẫn ở mức cao; không có sự đổ vỡ trên diện rộng ở thị trường TPDN.

“Chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ có cơ hội mở rộng thêm đà hồi phục vào quý 1/2023, tiếp nối nhịp hồi phục từ cuối năm 2022, khi nhà đầu tư kỳ vọng vào 2 động lực chính là Trung Quốc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế và FED chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất sau kỳ họp tháng 3”, báo cáo nêu.

Tuy nhiên, KBSV cho rằng bước sang quý 2 là thời điểm các lo ngại suy thoái kinh tế sẽ gây áp lực lên TTCK toàn cầu khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu suy yếu rõ ràng hơn, áp lực đáo hạn TPDN lớn khiến rủi ro thị trường gia tăng và chỉ số VNIndex đứng trước nguy cơ quay lại xu hướng điều chỉnh.

Giai đoạn nửa cuối 2023, sự chú ý của thị trường sẽ tập trung vào khả năng nới lỏng chính sách của các ngân hàng trung ương lớn cũng như mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ và EU.

Kịch bản cơ sở với 1 cuộc suy thoái nhẹ xảy ra, đủ để các ngân hàng trung ương đảo ngược chính sách trong khi không gây tổn thất quá lớn đến kinh tế toàn cầu.

Theo đó, TTCK Việt Nam sẽ có cơ hội hồi phục trở lại với động lực đến từ động thái nới lỏng chính sách của các ngân hàng trung ương, trong khi nền tảng vĩ mô trong nước duy trì ổn định.

Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số VNIndex được dự báo giảm về mốc 880 điểm cuối 2023 (tương ứng mức giảm EPS 8% và P/E ở mức 10.x).

KBSV để ngỏ khả năng các yếu tố diễn biến không thuận lợi với kịch bản tiêu cựcc như áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng và dịch vụ, kéo theo giá cả hàng hóa tăng, tạo áp lực lên chính sách điều hành của FED.

Thêm vào đó, FED buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với áp lực lạm phát tăng trở lại và đẩy nền kinh tế vào trạng thái stagflation (suy thoái mạnh đi kèm lạm phát cao).

Áp lực lạm phát khiến Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và mặt bằng lãi suất tăng lên mức nền cao mới; xuất hiện nhiều hơn các vụ đổ vỡ ở thị trường TPDN, lĩnh vực bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng gia tăng.

Tương ứng với đó, EPS thị trường dự phóng giảm 8% và P/E chỉ số VNIndex vận động quanh vùng đáy 10 lần. Theo đó, kịch bản tiêu cực của chỉ số VNIndex cuối năm 2023 ở 880 điểm.

Theo Báo cáo chiến lược thị trường năm 2023 của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), trong kịch bản cơ sở, sau giai đoạn tích lũy và vượt kênh giá giảm, đây là tín hiệu xác nhận cho việc thị trường đã tạo đáy và đồng thời kết thúc sóng điều chỉnh C để chuyển sang uptrend. Trong kịch bản này, mức giá mục tiêu mà chỉ số có thể hướng đến là vùng 1.000 - 1.200 điểm, tương đương ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và 78,6%.

Trong kịch bản tích cực, mục tiêu giá upside của thị trường sẽ gia tăng và từ đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại. Mục tiêu của chỉ số trong giai đoạn này là vùng giá quanh mức 1.320 điểm, tương đương vùng đỉnh tháng 6 và tháng 8.2022.

Ở kịch bản tiêu cực, sau khi không thể vượt được kênh giá giảm và rơi khỏi mốc 1.000 điểm, thị trường nhiều khả năng sẽ rơi về quanh mức đáy tháng 11/2022 là 873 điểm để hồi phục theo mẫu hình 2 đáy (double bottom) trước khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, để kịch bản này xảy ra, chỉ số sẽ phải phá vỡ mức 970 điểm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán 2023?