Tính đến 20.12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so năm 2021.

Năm 2022: Vốn FDI vào Việt Nam đạt 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với năm ngoái

Lam Thanh | 27/12/2022, 13:10

Tính đến 20.12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so năm 2021.

Vốn FDI vào Việt Nam giảm 11% so với năm ngoái

Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20.12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so năm 2021.

Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Riêng vốn FDI giải ngân khoảng gần 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với năm ngoái.

Các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỉ USD và gần 1,29 tỉ USD.

Đặc biệt, dù tổng vốn FDI vào Việt Nam năm nay bị sụt giảm nhưng riêng dòng vốn rót vào lĩnh vực bất động sản lại tăng cao. Cụ thể, vốn ngoại vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỉ USD, tương ứng tăng hơn 70% so với cả năm 2021.

Theo một số chuyên gia, việc vốn ngoại tăng mạnh vào lĩnh vực bất động sản cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Các phân khúc như bất động sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang là những sản phẩm được săn lùng bởi các nhà đầu tư ngoại.

fdi.jpg
Vốn FDI vào Việt Nam đạt 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với năm ngoái

Đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với năm 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỉ USD, giảm 1,5%; Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỉ USD, tăng 22,7%...

Đầu tư ra nước ngoài gần 534 triệu USD

Trong năm 2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 534 triệu USD.

Trong đó, có 109 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 426,6 triệu USD, tăng 78,7% số dự án và tăng 4,3% số vốn so với cùng kỳ; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn (tăng 18,2%) với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 107,4 triệu USD.

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, năm 2022, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 15 dự án đầu tư mới và 4 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 251,9 triệu USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với 2 dự án mới và 3 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư hơn 76,8 triệu USD, chiếm 14,4%; tiếp theo là các ngành bán buôn, bán lẻ; khai khoáng…

Năm 2022, theo Cục Đầu tư nước ngoài, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.

Dẫn đầu là Singapore, với 21 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư; đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư hơn 70,5 triệu USD, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư.

Như vậy, lũy kế đến ngày 20.12.2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,75 tỉ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỉ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%). Các khu vực nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,5%); Venezuela (8,4%)…

Bài liên quan
Đà Nẵng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty GFDI cùng thuộc cấp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã khởi tố 5 bị can là lãnh đạo và nhân viên Công ty GFDI về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2022: Vốn FDI vào Việt Nam đạt 27,72 tỉ USD, giảm 11% so với năm ngoái