Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đề nghị khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện cho DN tổ chức sản xuất kinh doanh.

Khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái "bình thường mới"

Lam Thanh | 26/09/2021, 15:26

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đề nghị khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện cho DN tổ chức sản xuất kinh doanh.

Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2021 diễn ra ngày 26.9, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết theo Báo cáo khảo sát của VCCI về Nghị quyết 105 cho thấy, 81% DN cho biết chính sách tại NQ 105 là kịp thời; 89% nhận thấy các mục tiêu của Nghị quyết là phù hợp; 81,4% cho biết các nhiệm vụ giải pháp sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN, hợp tác xã hiệu quả.

Tuy nhiên, kiến nghị phản ánh của cộng đồng DN chỉ ra rằng, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ. Tỷ lệ DN tiếp cận được với một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp.

Đặc biệt, vấn đề các DN tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là việc khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để DN có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các DN trong bối cảnh hiện nay, Bộ KH-ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi điều kiện, quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

ncd.jpg
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế-xã hội bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tổ chức sản xuất kinh doanh sớm nhất trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch; ban hành Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ khu vực DN phục hồi.

Kiến nghị tiếp theo liên quan đến nhiệm vụ của các địa phương. Theo đó, mỗi địa phương cần khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế, kế hoạch mở cửa trong tình hình mới. Đồng thời, cùng với DN, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của DN; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, càng khó khăn thì các DN và hiệp hội càng phải nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác chia sẻ; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc DN trên nền tảng số; đóng góp sáng kiến cho Chương trình phục hồi kinh tế.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM Chu Tiến Dũng cũng kiến nghị Chính phủ, chính quyền địa phương sớm công bố công khai thông tin về chiến lược phòng chống dịch, bộ tiêu chí phòng chống dịch và kịch bản điều hình kinh tế xã hội tương ứng với các tình huống. Theo đó, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp có đủ thông tin, chủ động trong việc điều chỉnh kế hoạch mục tiêu sản xuất kinh doanh được kịp thời, phù hợp.

Hiện nay, dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát, người dân và người lao động tại TP.HCM đã được tiêm vắc xin mũi 1 trên 96% và mũi 2 trên 30%. Do đó đề nghị ngành y tế xem xét không quy định bắt buộc các DN hoạt động phải xét nghiệm toàn bộ người lao động định kỳ và chuyển sang chỉ xét nghiệm đối với đối tượng có nguy cơ cao trong DN, nhân sự mới, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho DN.

Về các chính sách tháo gỡ khó khăn hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh, ông Dũng cho rằng nên triển khai theo hướng đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh, có đóng góp cao cho nền kinh tế thì cần tập trung các hỗ trợ để họ phục hồi nhanh nhằm nâng hiệu quả của nền kinh tế, trở thành đầu tàu kéo các doanh nghiệp khác.

Các DN còn có khả năng phục hồi thì áp dụng chính sách để giảm số DN phá sản, chấm dứt sản xuất do tác động của dịch bệnh. Đối với nhóm DN không thể quay lại sản xuất nữa thì cần chính sách hỗ trợ an sinh xã hội để DN và người lao động ổn định cuộc sống, chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất khác.

Theo ông Dũng, hiện nay có rất nhiều dự án đã sẵn sàng về đất đai, vốn và kế hoạch kinh doanh khai thác, nhưng do vướng mắc các thủ tục hành chính, sự chồng chéo các quy định của pháp luật nên việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Thủ tướng cần chỉ đạo tháo gỡ nhanh để các dự án được triển khai.

“Trải qua 4 đợt đại dịch, nguồn lực của DN đã cạn kiệt, không còn để vốn để phục hồi sản xuất nhanh được. Do đó, đề nghị Thủ tướng có phải pháp hỗ trợ DN được tiếp cận vay vốn mới với lãi suất thấp, không phải thế chấp tài sản để DN có thể phục hồi lại được sản xuất”, ông Dũng nêu.

Ông Dũng cũng cho rằng, Chính phủ cũng cần xem xét cho DN chính sách ân thuế có bảo lãnh ngân hàng đối với hàng hóa vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất phục vụ xuất khẩu và hoàn thuế VAT nhanh trong vòng 1 tháng, khi DN hoàn thành các thủ tục hoàn thuế. Mục đích để DN có thêm khoản tiền phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nhìn lại các chính sách chống dịch của các địa phương thời gian qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể lưu ý nhiều địa phương đã ban hành các chính sách chống dịch chưa phù hợp, làm ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.

“Thông qua hội nghị hôm nay, tôi cũng đề xuất các địa phương cân nhắc và xem xét cẩn thận trước khi ban hành các quy định, không tạo thêm giấy phép con cho doanh nghiệp. Đồng thời, các địa phương cũng phải thu hồi lại các quy định không phù hợp”, ông Thể nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khẩn trương ban hành hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái "bình thường mới"