Thuộc sở hữu của hai quốc gia Bolivia và Peru, Titicaca là một hồ nước ngọt có diện tích khoảng 8.300km nằm trên độ cao 3.800m so với mực nước biển. Hồ không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người dân bản địa của hai nước mà còn chứa biết bao chuyện như một huyền thoại.

Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới, nằm giữa 2 quốc gia

02/09/2019, 11:32

Thuộc sở hữu của hai quốc gia Bolivia và Peru, Titicaca là một hồ nước ngọt có diện tích khoảng 8.300km nằm trên độ cao 3.800m so với mực nước biển. Hồ không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người dân bản địa của hai nước mà còn chứa biết bao chuyện như một huyền thoại.

Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Titicaca - Ảnh: peruhop.com

Titicaca có 41 đảo lớn nhỏ thuộc sở hữu của cả Peru và Bolivia, trong đó có một số đảo có dân cư sinh sống. Từ thị trấn Copacabana, du khách có thể khám phá đảo Mặt trời, đảo Mặt trăng với hàng trăm di tích thuộc nền văn minh Inca thế kỷ XIV. Tương truyền nơi đây có các vị thần trong thần thoại của người Inca như thần Mặt trời và nữ thần Mặt trăng Mama Quilla.

Ảnh: tripsavvy.com

Xung quanh hồ Titicaca có tộc người Uro sinh sống. Người Uro có trước thời Inca, bao gồm ba nhóm là Uru-Chipayas, Uru-Muratos và Uru-Iruito. Họ sinh sống thành những gia đình tại hơn 40 hòn đảo nổi do chính mình tạo nên trên hồ Titicaca. Các nhà khoa học cho rằng nơi định cư đầu tiên của họ là phía bờ hồ Titicaca thuộc Bolivia, nhưng ngôi làng nổi của người Uro đã di chuyển dần về phía thành phố Puno, Peru. Một người Uro cho biết, xưa kia những hòn đảo nổi của họ không nằm gần bờ của Puno như ngày nay. Do mực nước của hồ Titicaca ở vịnh quá thấp nên họ phải tiến vào gần bờ hơn, phía đảo Estevez.

Một số gia đình khác di chuyển đến sông Huili, một trong những nguồn nước của Titicaca, để bảo đảm độ sâu dưới bề mặt đảo nổi từ 12-15m. Dần dà, người Uro đã mở rộng cộng đồng ra nhiều phía của vịnh Puno như ngày nay. Với vật liệu là cây totoras, cư dân trên hồ xây những hòn đảo nhân tạo trên hồ ven thành phố Puno. Loài sậy totoras khi bị phân hủy tạo ra khí nhưng không thoát được ra khỏi mặt nước, dần dần rễ chứa khí này tập trung, hình thành một hòn đảo nổi. Trải qua thời gian, họ còn đan thêm lau sậy vào đám rễ để làm dày và chắc chắn hơn cho bề mặt đảo, tránh đảo bị tan rã, và buộc neo để cố định những hòn đảo nổi trước gió lớn, sóng to.

Ảnh: traverhackers.ch

Taquile là một hòn đảo nhỏ bên hồ Titicaca, cách thị trấn Puno khoảng 45km. Trên đảo có khoảng 2.000 cư dân sinh sống. Vào thời thuộc địa Tây Ban Nha, Taquile được sử dụng như một nhà tù. Từ thập niên 1970, Taquile thuộc quyền sở hữu của dân địa phương, có lối sống khá truyền thống. Trước khi lên thuyền ra đảo, du khách phải đi vệ sinh trên thuyền và khi uống nước phải mang vỏ chai về thuyền. Những người chủ thuyền muốn giữ cho đảo không bị ô nhiễm bởi rác thải từ lượng du khách ngày một nhiều.

Dọc theo chiều dài của Taquile, không gian thanh bình giữa bốn bề là mặt hồ Titicaca trong xanh, êm ả. Người dân nơi đây vẫn trồng một số cây lương thực trước nhà hoặc trên các sườn dốc dẫn xuốn mặt hồ. Một số hộ còn chăn thả gia súc trên những bãi cỏ ven hồ, bên lối đi nhỏ hẹp lót bằng đá theo cách của người Inca xưa.

Quanh cảnh tựa như đang đi giữa hòn đảo hoang sơ cách đây hàng trăm năm, mà thế giới văn minh vừa phát hiện. Không chỉ thiên nhiên hoang sơ, trong lành, Taquile còn nổi tiếng với tang phục truyền thống và nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo của dân đảo.

Ảnh: geodysset.co.uk

Cư dân hồ Titicaca tận dụng nguồn lương thực từ các hồ, trong đó cá là thực phẩm chú yếu. Họ không ăn bất kỳ loại thịt đỏ nào và tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh dựa trên cá, khoai tây và hạt quinoa. Đây là loại hạt rất phổ biến tại Nam Mỹ, tốt cho sức khỏe và nhiều chất dinh dưỡng không thua kém gì đậu nành. Món súp cá Corvina, một loại cá nước mặn, và hạt quinoa được xem là món ăn đặc trưng của họ. Súp quinoa (sopa de quinoa) cũng là món ăn thịnh soạn được nấu với nhiều khoai tây, cà rốt, rau bina và các loại đậu, đôi khi cho thêm củ hành tây để tăng thêm hương vị.

Bữa ăn tối của người Titicaca bắt đầu với súp bột báng (sopa de semola), là súp đặc nhiều rau củ, thêm ít phô mai để tăng độ đặc và béo của món ăn, và có vị cay nhẹ. Món cơm chiên rau củ (revuelta de verduras), với ít phô mai. Pankace, là món bánh bữa sáng, có hương vị rất thơm ngon và hấp dẫn.

Nghệ thuật dệt ở Taquile đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Trong khi đàn ông trên thế giới không mấy mặn mà với cây kim, sợi chỉ thì chắc chắn đây là một công việc, thú tiêu khiển độc quyền của nam giới đảo Taquile. Với các chàng tai, họ bắt đầu công việc truyền thống này khi chỉ mới bảy tuổi, còn nhiệm vụ của phụ nữ là dệt vải và sợi.

Du khách sẽ thấy có nhiều trẻ nhỏ bán đây đeo, túi xách, tham, ven lối đi với giá rất rẻ được dệt và thêu thủ công mà các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu do đàn ông nơi đây làm ra. Xã hội Taquile dựa trên qui củ của nền văn minh Inca. Tiêu chuẩn đạo đức của họ là không trộm cắp, không nói dối và không được lười biếng.

Trường Thi

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá hồ nước ngọt cao nhất thế giới, nằm giữa 2 quốc gia