"Xăng A92 và A95 không có tội, nó là sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Tại sao lại triệt tiêu nó bắt buộc người tiêu dùng phải dùng E5?", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh.

'Khai tử' xăng A95 có khác gì muốn độc quyền thị trường?

Anh Thư | 05/05/2018, 10:03

"Xăng A92 và A95 không có tội, nó là sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Tại sao lại triệt tiêu nó bắt buộc người tiêu dùng phải dùng E5?", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi -Trưởng khoa Kinh tế Đại học Nông lâm TP.HCM nói thẳng rằng bản thân phản đối đề xuất bỏ hoàn toàn xăng A95 và sớm triển khai xăng mới E5 RON 95.

"Trước đó khi khai tử xăng A92 tôi đã lên tiếng quyết liệt nhưng làm gì thì họ vẫn cứ làm. Dù đã có tiếng nói về mặt khoa học, việc quyết định vẫn hoàn toàn ở họ.

Tôi thấy việc khai tử xăng RON 95 là sự không công bằng. Thị trường không có sự cạnh tranh, doanh nghiệp ép người tiêu dùng bắt buộc phải dùng xăng E5 là không thể chấp nhận. Lẽ ra, phải làm sao để người tiêu dùng thấy lựa chọn E5 là hợp lý chứ không phải triệt tiêu các sản phẩm khác để ép người tiêu dùng phải dùng E5.

... Với cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta phải để người tiêu dùng có sự lựa chọn. Nếu như E5 tốt cho môi trường, có hiệu quả cho môi trường và hiệu quả cho người sử dụng. Nếu cứ ép họ dùng, về mặt quan điểm kinh tế, tôi không hoàn toàn đồng tình", ông cho biết.

Ông Ngãi còn nói đã đi qua nhiều nước nhưng chưa thấy nơi nào trên thế giới lại muốn triệt tiêu hoàn toàn xăng khoáng để độc quyền bán xăng sinh học. Họ đều sử dụng song song 2 loại xăng để người tiêu dùng lựa chọn.

Tương tự, chuyên gia kinh tếLê Đăng Doanh cho biết trên Trí Thức Trẻ rằngcác quốc gia trên thế giới có nhiều loại xăng cho nhiều dòng xe với động cơ khác nhau và đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau. Mỗi động cơ sẽ được quy định mức tỉ số nén khác nhau, vì thế xăng cũng được chia ra nhiều mức Octan nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động của động cơ. Do đó, nếu gượng ép chỉ sử dụng xăng sinh học E5 có thể ảnh hưởng đến các loại xe đắt tiền, gây thiệt hại cho người dùng.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãiđã bày tỏ lo ngại doanh nghiệp xăng dầu có ý đồ độc quyền thị trường xăng sinh học E5 khi đề xuất 'khai tử' xăng RON 95. Trong khi doanh nghiệp cũng nóinhà cung cấp cồn E100 vừa tăng giá do giá sắn cao mà Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung, hiện vẫn phải nhập khẩu.

Ông Doanh cũng nhấn mạnh đề xuất của Saigon Petro cần được xem xét hết sức thận trọng, nhận được sự đồng thuận lớn của thị trường và có đủ chứng minh về kinh tế kỹ thuật thì mới có thể triển khai, bằng không sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

"Đây là vấn đề rất lớn. Ai là người kiểm soát và lợi ích nhóm nó len lỏimóc túi người dân?" - TS Ngãi đặt câu hỏi và phân tích thêm: Việc các loại xăng sinh học khi được đưa ra sử dụng thay thế A92 có nhiều ý kiến nhưng người tiêu dùng là tinh khôn nhất. Sau mộtthời gian không hài lònghọ chuyển sang dùng A95 nhiều hơnthì chứng tỏ người tiêu dùngđã tự đo lườngvề chất lượng rồi.

Mà theo ông, trước phản ánh của người tiêu dùng, nhà khoa họcphải ghi nhận, đứng ở góc độ trung lập để nghiên cứu, chứng minh điều đó đúng hay không. Nhưng dù có chứng minh bằng khoa học như thế nàothì người tiêu dùng vẫn tự kiểm định thông qua việc sử dụng nó mỗi ngày.

Ông Doanh cũng cho rằngcần có những biện pháp thuyết phục để người dân không thấy như bị "ép" phải dùng một sản phẩm mà trước đây họ không mặn mà.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thẳng thắn nóiđề xuất chỉ kinh doanh 2 loại xăng sinh học E5 của doanh nghiệp xăng dầu là không hợp lý, cần có sự tôn trọng, tránh hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng.

Ông cho rằng hiện giờ, xăng sinh học E5 vẫn chưa được người tiêu dùng tin tưởng. Điều này thể hiện khá rõ khi chuyển từ bán xăng A92 sang E5, thị phần giảm đi rất nhiều.

Các yếu tố về chất lượng và giá thành chính là rào cản khiến loại xăng này chưa tiếp cận sâu thị trường. Xăng E5 cho thấy sự hao hụt nhiên liệu khi sử dụng hay như lượng cồn ethanol sử dụng pha E5 sử dụng công nghệ cũ của Trung Quốc.Cả chất lượng và giá thành đều thua kém so với các quốc gia đã có nhiều năm sử dụng xăng sinh học như Brazil, Mỹ.

"Xăng A92 và A95 không có tội, nó là sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Tại sao lại triệt tiêu nó bắt buộc người tiêu dùng phải dùng E5?", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi nhấn mạnh.

Tổng lượng xăng sinh học E5 tiêu thụ nội địa tăng 33-34%

Kể từ ngày 1.1.2018, xăng A92 bị "khai tử" để thay bằng xăng sinh học E5. Hiệntrên thị trường sẽ chỉ còn 2 loại xăng là xăng E5 và A95.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu 2018, tổng lượng xăng E5 tiêu thụ nội địa là 42% (tăng 33-34% so với năm 2017 ở mức thấp 8-9%).

Đặc biệt, một số doanh nghiệp đầu mối có tỷ trọng tiêu thụ E5 khá cao so với tổng lượng xăng tiêu thụ như Công ty Cổ phần Thiên Minh Đức (đạt 70,93%), Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (62,37%), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil, đạt 51,37%), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, đạt 47,06%), Công ty TNHH Hải Linh (46,24%).

Về đề xuất sớm triển khai xăng E5 RON 95, thị trường chỉ bán 2 loại xăng sinh học là E5 RON 92 và E5 RON 95 của Saigon Petro, cơ quan quản lý dự kiến sẽ xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ đề xuất này.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng địnhcần phải tính toán nhiều vấn đề liên quan như nguồn nguyên liệu có đủ hay không và giá cạnh tranh hay không, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cạnh tranh trên thị trường của 29 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.

Hiện Bộ vẫn chưa có lộ trình cũng như kế hoạch về việc thay thế hoàn toàn xăng A95 (hay còn gọi là RON 95) bằng E5 RON 95.

A.Thư tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Khai tử' xăng A95 có khác gì muốn độc quyền thị trường?