Bạn có bao giờ nghĩ rằng tuổi kết hôn cũng ảnh hưởng đến khả năng ly hôn của mỗi cuộc hôn nhân hay không? Các nhà khoa học đã phân tích và nhận thấy rằng độ tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyện ly hôn.
Các học giả từ lâu đã biết rằng một cuộc hôn nhân khi còn trẻ là yếu tố quan trọng để dự đoán ly hôn. Chẳng hạn, kết hôn ở tuổi 25 sẽ có tỉ lệ ly hôn thấp hơn 50% so với những người kết hôn ở tuổi 20.
Hầu hết các cặp vợ chồng quá trẻ đều chưa trưởng thành, kỹ năng sống. Đối với những vấn đề thông thường của hôn nhân, các cặp vợ chồng trẻ thiếu kinh nghiệm sống để giải quyết, duy trì hôn nhân hạnh phúc.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã xác định được sự liên quan giữa tuổi tác kết hôn với khả năng ly hôn. Từ đó, họ đã đúc kết được những người kết hôn ở lứa tuổi 28-32 sẽ có tỉ lệ ly hôn thấp hơn cả.
Giáo sư Tâm lý học Nicholas H. Wolfinger đến từ trường Đại học Utah đã thực hiện một cuộc phân tích, nghiên cứu về vấn này. Ông đã phân tích các dữ liệu thu thập được từ năm 2006 đến năm 2010 từ NSFG và thấy rằng trước 32 tuổi (khoảng từ 28 đến 32), cứ mỗi một năm “trì hoãn” kết hôn thì sẽ giảm tỉ lệ ly hôn là 11%. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, mỗi một năm “trì hoãn” kết hôn thì tỉ lệly hôn sẽ tăng lên 5% mỗi năm.
Một trong những lý do người ta đạt tỷ lệ thành công trong hôn nhân cao nhất ở độ tuổi 28 và 32 có thể là họ ít cố chấp so với những người lớn tuổi hơn và cũng không bị vướng bận những mối ràng buộc với chồng hay vợ cũ hoặc con cái.
Wolfinger viết: "Những người đợi tới những năm tuổi 30 mới kết hôn thường đã định hình quan điểm sống, đủ trưởng thành và có các kỹ năng xử lý xung đột - điều dễ xảy ra trong hôn nhân".
Ông nói thêm: "Những người kết hôn muộn này thường cũng đã gặp gỡ một loạt những người có tiềm năng làm vợ/chồng họ - và sàng lọc để loại trừ các cá nhân không phù hợp, từ đó chọn được người kết đôi thành công trong đời sống vợ chồng".
Đây là giai đoạn con người sở hữu ít hooc-môn che giấu cảm xúc nhất, cũng là lúc một người đủ vững vàng về tài chính - yếu tố quan trọng không kém trong một cuộc hôn nhân. Đây cũng là lúc một người cảm thấy chắcchắn nhất về bản thân mình sau khi trải qua thời kỳvụng dại của tuổi trẻ nhưng vẫn đầy nhiệt huyết, háo hức cho một cuộc sống mới.
Sau tuổi 34, con người lại trở nên bảo thủ hơn dù kinh nghiệm sống và tài chính lại đầy đủ. Lúc này cũng là lúc họ bớt mong đợi vào sự hạnh phúc của cuộc hôn nhân. Cộng với sự bảo thủ, họ khó điều chỉnh thói quen, lối sống để hòa hợp với người bạn đời.
Lam Huê (t/h)