Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 6.3 nói rằng nước này sẵn sàng dùng sức mạnh của lực lượng hải quân để ngăn chặn các chuyến tàu chở dầu lách luật trừng phạt Iran.
“Iran đang cố gắng đối phó với các lệnh trừng phạt thông qua việc 'buôn lậu' xăng dầu qua biển.Khi những nỗ lực này mở rộng, hải quân của chúng tôi sẽ có động thái ngăn chặn phù hợp vớicác hành động ấy của Tehran”,ông Keith Netanyahu nói tại buổi lễ tốt nghiệp của các học viên hải quân ở thành phố Haifa (Israel) vào hôm thứ tư 6.3.
Tuy vậy, ông Netanyahu đã không đưa ra chi tiết kế hoạch về việc điều động hải quânngăn chặn tàu chở dầu của Iran mà chỉ nhấn mạnh các thủy thủ Israel được đào tạo bài bản và giỏi trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên biển nhằm chống lại kẻ thù.
Phản ứngtrước các chiến thuật được cho là dùng để"bắt nạt" Iran, lực lượng vũ trang Tehran cho biết họ sẽ bảo vệ hạm đội tàu chở dầu của mình trước mọi mối đe dọa có thể gây nguy hiểm cho các chuyến hàng.Tehran "đặc biệt cam kết" đảm bảo lối đi an toàn qua eo biển hẹp Hormuz, nối liền vịnh Ba Tư với phần còn lại của thế giới.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, để giải quyết vấn đềđược coi là hành vi chở dầu "bất hợp pháp"của Iran trên biển, hải quân Israel cần phải mở rộng thêm phạm vi hoạt động.Hiện tại,quốc gia này chủ yếu triển khai các tàu chiếnở khu vực Địa Trung Hải và biển Đỏ trong khi hải quân Iran có tầm hoạt động lớn hơn kèm theo khả năng vượt trội trên biển.
Được biếtMỹđã trừng phạtngành công nghiệp dầu mỏ, vận chuyển và ngân hàng của chính quyền Tehran từ tháng 11 năm ngoái sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp định hạt nhân JCPOA với Iran bất chấp sự phản đối của nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp và Đức.Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lại "hoàn toàn ủng hộ" quyết định của ông Trump, cho biết "Israel cảm ơn Tổng thống Trump về sự lãnh đạo can đảm của ông ấy".
Được xem là hướng giải quyết nhằm đảm bảo Iran không chế tạo vũ khí hạt nhân, JCPOA lại gặp chỉ trích vì những lỗ hổng mà thỏa thuận này chứa đựng. Ông Trump biện minh cho hành động hủy bỏ cam kết của Mỹ đối với JCPOA bằng việc cáo buộc Iran tiếp tục xây dựng một chương trình hạt nhân, trong khi không đưa ra được bằng chứng.
Với mục đích giảm sản lượng xuất khẩu dầu của Tehran xuống còn con số 0, Washington đã đe dọa những đối tác mua dầu trên thế giới bằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Sau khi áp lực này không đạt được kết quả như mong đợi, một số ít quốc gia đã đượcMỹ cho phéptiếp tục mua dầu thô từ Iran. Mới đây, Liên minh châu Âu cũng đã thành lập một hệ thống giao dịch với Iran nhằm lách những biện pháp trừng phạt từ Mỹ.
Nhật Huyền (theo RT)