Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố nước này lược bỏ một số cam kết tự nguyện trong thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015, nhưng không rút khỏi.

Iran bỏ một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 08/05/2019, 12:03

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố nước này lược bỏ một số cam kết tự nguyện trong thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015, nhưng không rút khỏi.

Hãng thông tấn IRNA dẫn lời Ngoại trưởng Zarif: “Những hành động sắp tới của Iran sẽ hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận, chúng tôi không rút khỏi. Tuy vậy Liên minh châu Âu (EU) cùng vài quốc gia khác không đủ sức chống lại áp lực từ Mỹ, nên Iran quyết định không thực hiện một số cam kết tự nguyện”.

Trước đó đã có thông tin Bộ Ngoại giao Iran chuẩn bị thông báo kế hoạch giảm bớt cam kết cho các bên ký kết thỏa thuận còn lại. Tổng thống Hassan Rouhani cũng sẽ gửi thư.

Đối với động thái nêu trên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – người vừa thực hiện chuyến thăm không báo trước đến Iraq (láng giềng của Iran) – bình luận: “Chúng tôi muốn chờ xem họ định làm gì. Tôi nghĩ tất cả đều theo dõi quyết định từ phía Iran, rồi tự đánh giá mức độ rủi ro gia tăng bao nhiêu”.

Hai nguồn tin quan chức Pháp tiết lộ các nước châu Âu chưa biết chính xác về bước đi sắp tới của Iran, nhưng họ có thể tái áp đặt trừng phạt căn cứ theo điều khoản mà thỏa thuận hạt nhân 2015 đặt ra.

Theo một trong hai nguồn tin: “Chúng tôi đã gửi thông điệp đến chính quyền Tehran (có chuyển cho phía Washington) bày tỏ quyết tâm thực hiện thỏa thuận. Chúng tôi muốn họ ở lại dù tình hình diễn biến phức tạp”.

Ngoại trưởng Zarif công khai kế hoạch giảm bớt cam kết sau khi Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln cùng một phi đội máy bay ném bom đến Trung Đông. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết họ làm vậy vì phát hiện mối đe dọa từ Iran với lực lượng Mỹ tại khu vực, Iran đánh giá đây là tâm lý chiến.

Iran công khai kế hoạch giảm bớt cam kết sau khi Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln cùng một phi đội máy bay ném bom đến Trung Đông - Ảnh: Reuters

Năm 2015, Iran cùng Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức đạt Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì quốc gia Trung Đông đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế.

Tình hình diễn biến xấu khi Mỹ rút khỏi JCPOA vào năm ngoái, mở đường cho nỗ lực cô lập Iran về chính trị lẫn kinh tế, qua đó khiến căng thẳng quay lại và ngày càng gia tăng

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Tỷ phú Elon Musk thành cầu nối ‘độc nhất vô nhị’ giữa hai thế lực đối lập Mỹ - Iran
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục chìm trong căng thẳng, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã bất ngờ xuất hiện như một cầu nối tiềm năng, mở ra cánh cửa đối thoại mới giữa hai quốc gia đối đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Iran bỏ một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân