Cảnh báo phần mềm độc hại CopperStealer nhằm mục tiêu vào các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp.

Instagram, Facebook của doanh nghiệp có thể bị tấn công bởi phần mềm độc hại

Thu Anh | 01/04/2021, 17:30

Cảnh báo phần mềm độc hại CopperStealer nhằm mục tiêu vào các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã có thông tin cảnh báo tình hình giám sát an toàn, an ninh mạng Việt Nam tuần qua.

Trung tâm NCSC cảnh báo phần mềm độc hại CopperStealer nhằm mục tiêu vào các tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp. Cụ thể, trong tháng 1 vừa qua, các nhà nghiên cứu của Proof – point đã phát hiện một cuộc tấn công nhằm đánh cắp mật khẩu sử dụng phần mềm độc hại có tên CopperStealer.

Phần mềm này hiện đang nhằm mục tiêu vào các tài khoản doanh nghiệp trên Instagram và Facebook để đánh cắp mặt khẩu được lưu trữ trong Edge, Chrome, Opera, Firefox và Yandex.

instargram-facebook-cua-doanh-nghiep-co-the-bi-tan-cong-boi-phan-mem-doc-hai.jpg
Ảnh: Internet

Trong tuần qua, Trung tâm NSCS cũng cảnh báo về nhóm APT Calypso khai thác máy chủ Microsoft Exchange trong các cuộc tấn công. Tập đoàn Insikt của Recorded Future đã phát hiện chiến dịch tấn công của nhóm APTCalypso (có nguồn gốc từ Trung Quốc) có liên quan đến việc khai thác các lỗ hổng Microsoft Exchange được công bố vừa qua.

Mục tiêu được nhắm đến là các tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp, tài chính, quốc phòng, CNTT, các tổ chức phần mềm… ở Úc, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Mỹ…

Theo thống kê nguy cơ, các cuộc tấn công tại Việt Nam trong tuần qua cho thấy, có 81 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam. Trong đó có 6 trường hợp tấn công thay đổi giao diện, 46 trường hợp tấn công lừa đảo và 29 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.

Thống kê của Cục An toàn thông tin còn cho thấy trong tháng 3.2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma) đã tăng nhẹ so với tháng 2.2021. Tuy nhiên, tính chung trong quý 1/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet vẫn giảm 37,44% so với quý 1/2020 và giảm 14,39% so với quý 4/2020.

Bài liên quan
Nhóm tấn công APT sử dụng khung phần mềm độc hại phát tán mã độc
Nhóm tấn công APT Lazarus sử dụng khung MATA nhằm phát tán phần mềm độc hại Tflower.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
23 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Instagram, Facebook của doanh nghiệp có thể bị tấn công bởi phần mềm độc hại