Xem ngày giờ tốt, hướng xuất hành đầu năm là một phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán với mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi may mắn.

Hướng xuất hành đẹp và chọn tuổi đẹp để xông đất đầu năm Tân Sửu

Đan Thuỳ | 12/02/2021, 06:00

Xem ngày giờ tốt, hướng xuất hành đầu năm là một phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán với mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi may mắn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, việc xuất hành đầu năm có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh, tài lộc của cả năm đó. Bên cạnh việc chọn ngày xuất hành tốt thì chọn hướng xuất hành cũng rất được chú trọng. Vậy hướng xuất hành đầu năm 2021 là hướng nào?

Chuyên gia phong thủy Linh Quang cho biết đầu năm Tân Sửu 2021 (ngày mùng 1 Tết), các gia đình muốn cầu tài lộc, chọn hướng Nam để xuất hành, muốn cầu hỷ khí, may mắn nên đi về hướng Tây Nam.

2228_xuat-hanh-canh-ty-03.jpg

Khi chọn hướng xuất hành đầu năm 2021 Tân Sửu, gia chủ nên lấy hướng sinh theo cung hay bản mệnh và tránh hướng khắc.

Nếu xuất hành theo hướng tương sinh, tức hướng tốt cho vận khí, thì cả năm hứa hẹn nhiều may mắn, hỷ khí, cát lành.

Quan niệm xưa cho rằng, ngày mùng 1 Tết chính là thời điểm trời đất giao hòa, ngày đầu tiên của năm mới nên được coi là đại cát, đại lợi. Vì thế, các gia đình đều xem ngày giờ và hướng xuất hành tốt, phù hợp để cầu mong may mắn, cát lành.

Theo Lịch vạn niên 2021, ngày mùng 1 Tết Tân Sửu 2021 là ngày Tân Mão, ngũ hành Mộc, sao Nữ. Nếu muốn cầu tiền bạc, xuất hành về hướng Tây (Tài thần), muốn cầu may mắn đi về hướng Nam (Hỷ thần).

Ngày mùng 1 chưa xuất hành được thì ngày mùng 2 cũng là ngày hoàng đạo. Ngày mồng 2 Tết, chúng ta muốn gặp Hỷ thần đi hướng Nam, Tài thần đi về hướng Tây.

Nếu như ngày mùng 1, mùng 2 chưa thể xuất hành được ta có thể chọn ngày mùng 3 để thực hiện. Đây cũng là ngày hoàng đạo xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải. Giờ hoàng đạo có các cung giờ: giờ Sửu (1h-3h); giờ Thìn (7h-9h); giờ Ngọ (11h-13h); giờ Mùi (13h-15h); giờ Tuất (19h-21h); giờ Hợi (21h-23h).

Bên cạnh đó, việc chọn người xông đất cũng vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia phong thủy cũng như quan niệm và phong tục của người xưa, khi chọn tuổi xông nhà đầu năm mới thì Ngũ hành; Thiên Can; Địa chi của người được chọn phải hợp với gia chủ. Đồng thời Ngũ hành; Thiên Can; Địa chi của năm xông đất cũng phải tương sinh với người được chọn xông đất.

img-bgt-2021-chon-tuoi-xong-nha-2021-1612692884-width700height423.jpg

Vì thế, các chuyên gia phong thủy đã lựa chọn được 6 tuổi rất tốt để xông đất cho năm 2021 gồm: Quý Tỵ (1953), Đinh Dậu (1957), Nhâm Tý (1972), Đinh Tỵ (1977), Quý Dậu (1993), Bính Tý (1996).

Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn theo quan niệm của phong thủy thì việc lựa chọn tuổi xông đất còn tùy theo tuổi của gia chủ, quan niệm cá nhân của mỗi gia chủ khi chọn người xông nhà. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, người xông đất, xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa, mang nguồn năng lượng và sinh khí mới đến cho gia đình. Vì vậy nên nhờ bạn bè, họ hàng, người thân ở bên ngoài đến xông đất để mang đến sinh khí mới. Không nên chọn người trong nhà là người xông đất, như vậy sẽ không có ý nghĩa.

Theo chuyên gia phong thủy này, gia chủ cần tìm người "tốt vía", tính tình xởi lởi, sức khỏe tốt, gia đình êm ấm không có chuyện buồn phiền. Ngoài ra, tuổi của người xông đất khá quan trọng, phải hợp với thiên can, địa chi của năm và không xung khắc với tuổi gia chủ. Thêm nữa, những ai trực xung với tuổi chủ nhà, hay gia đình có chuyện buồn phiền, có tang ma thì cũng không nên lựa chọn để xông đất…

Theo tục lệ, người xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết khoảng 5, 10 phút chứ không ở lại lâu, để cho mọi việc trong năm của chủ nhà sẽ được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui bởi đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng bởi tin tưởng có được may mắn trong năm nay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng xuất hành đẹp và chọn tuổi đẹp để xông đất đầu năm Tân Sửu