Sáng nay 30.3, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có thông tin chính thức liên quan đến tình trạng quá tải hệ thống HSX và đưa ra giải pháp khắc phục.

HOSE chính thức lên tiếng nói về cách xử lý nghẽn lệnh

Tuyết Nhung | 30/03/2021, 13:00

Sáng nay 30.3, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có thông tin chính thức liên quan đến tình trạng quá tải hệ thống HSX và đưa ra giải pháp khắc phục.

Vì sao nghẽn lệnh?

Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết từ tháng 12.2020, tại một số phiên giao dịch trên HOSE đã ghi nhận tình trạng một số công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty có nhiều khách hàng, không gửi lệnh được vào hệ thống giao dịch của HOSE trong những phiên giao dịch có thanh khoản lớn. Tình trạng này xảy ra khi có sự gia tăng đột biến số lệnh từ các công ty chứng khoán vào Sở.

95d4361b-3212-430e-a4c5-b8308d4ceb0b-1168(1).jpeg
Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM liên tục xảy ra tình trạng nghẽn lệnh thời gian qua - Ảnh: Internet

Theo thống kê của HOSE, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới và giá trị giao dịch có sự gia tăng đột biến. Theo đó, trong TOP 20 công ty chứng khoán hàng đầu, có lượng lệnh vào sàn tăng ít nhất là trên 3 lần, bình quân là 5-6 lần, cá biệt có một số công ty có số lệnh vào sàn tăng 13-18 lần. Số lệnh vào sàn nhiều phiên vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện tượng quá tải hệ thống.

Năng lực xử lý giao dịch của hệ thống, HOSE đánh giá: Hệ thống giao dịch có công suất thiết kế là 900.000 lệnh. Hoạt động theo cơ chế phân bổ đều cho các công ty chứng khoán, trong đó: hệ thống tự động dành 20% cho lệnh dự phòng. 80% còn lại phân bổ cho công ty chứng khoán theo 2 vòng. Vòng 1, phân bổ đều mỗi công ty khoảng 3.000 lệnh (các công ty chứng khoán đều được chia như nhau, kể cả công ty đã dừng hoạt động). Vòng 2, dung lượng lệnh sẽ được phân bổ dựa theo số lệnh trong quá khứ của từng công ty và toàn thị trường.

"Cách phân bổ này nhằm tối ưu hóa tài nguyên của hệ thống đang vận hành. Việc phân bổ số lượng lệnh dựa trên dữ liệu sử dụng thực tế nhằm ngăn chặn được sự gia tăng đột biến về số lượng lệnh xuất phát từ lỗi hệ thống của một công ty chứng khoán nào đó, có thể gây sập hệ thống của Sở. Các nguyên tắc phân bổ lệnh giao dịch là thiết kế và tính năng sẵn có của hệ thống. HOSE hiện tại không can thiệp để thay đổi được", đại diện HOSE nói.

Giải pháp là gì?

Nói về giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng quá tải hệ thống, HOSE cho biết đã thực hiện việc nâng lô giao dịch từ 10 lên 100 chứng khoán từ ngày 4.1.2021 nhằm giảm bớt số lượng lệnh vào hệ thống. Giải pháp này đã góp phần giảm tải được một phần lệnh vào hệ thống, giúp thanh khoản tăng được 15-18% như dự kiến.

Ngày 3.3.2021, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có văn bản hướng dẫn HOSE, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về việc chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE ra Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Theo đó, các doanh nghiệp niêm yết có nguyện vọng chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ được các đơn vị liên quan hỗ trợ tối đa.

Tuy nhiên, sau khi triển khai nâng lô giao dịch từ 10 lên 100 chứng khoán thị trường vẫn tiếp tục bị quá tải, trước nhiều ý kiến đặt nghi vấn về tính hiệu quả của giải pháp này thì HOSE cho rằng: "Giải pháp nâng lô giao dịch 100 chứng khoán là một trong những giải pháp HOSE đã đề xuất với cơ quan quản lý, nhằm giảm bớt số lượng lệnh vào hệ thống. Giải pháp này đã góp phần giảm tải được một phần lệnh vào hệ thống, giúp thanh khoản tăng được 15-18% như dự kiến. Tuy nhiên, hiện tượng quá tải hệ thống vẫn chưa xử lý được dứt điểm, nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn chạm đến mức 15.000-16.000 tỉ đồng".

HOSE cũng cho biết thêm hiện đang phối hợp với FPT triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước để tạo ra một giải pháp giảm tình trạng quá tải hiện nay của HOSE.

"Đây sẽ là giải pháp sử dụng phần mềm hệ thống giao dịch đang được sử dụng tại HNX và sẽ triển khai trên nền tảng hạ tầng tại HOSE để có thể thay thế hệ thống khớp lệnh của HOSE. Giải pháp này giảm thiểu việc tác động, thay đổi đối với hệ thống của các công ty chứng khoán. Mục tiêu đặt ra là hệ thống sẽ xử lý được khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu lệnh một ngày. Đây là giải pháp tối ưu bởi thời gian triển khai cũng như các rủi ro về góc độ hệ thống. Theo đánh giá của FPT thời gian dự kiến để triển khai hệ thống là khoảng 3-4 tháng", đại diện HOSE cho hay.

Bài liên quan
Sàn HOSE bị nghẽn lệnh do năng lực quản trị yếu kém
Tình trạng sàn Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) liên tục xảy ra tình trạng nghẽn lệnh thời gian qua khiến dư luận đặt câu hỏi về năng lực quản trị của HOSE.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
HOSE chính thức lên tiếng nói về cách xử lý nghẽn lệnh