Tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch và tạo việc làm, thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình.

Hội nghề cá kiến nghị Bộ NN-PTNT tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm

Nguyên Việt | 09/09/2021, 17:51

Tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch và tạo việc làm, thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình.

Ngày 9.9, Hội nghề cá Việt Nam có văn bản gửi Bộ NN-PTNT kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm trong bối cảnh dịch COVID-19.

Theo đó, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết, tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch và tạo việc làm, thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình.

Từ nửa đầu năm 2021 đến nay, dịch COVID-19 xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là giãn cách xã hội thời gian qua đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm.

Đối với người nuôi tôm, rất khó trong việc kêu gọi thương lái, doanh nghiệp thu mua do giãn cách, khiến giá tôm có thời điểm giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, với lực lượng thương lái mua tôm, phải mất rất nhiều thời gian cho việc đáp ứng các thủ tục giấy tờ của chính quyền địa phương và chi phí xét nghiệm COVID-19. “Với công ty chế biến, thì nhiều nhà máy không đủ điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng và cán bộ để thực hiện “3 tại chỗ”, khiến công suất sụt giảm, chi phí tăng cao”, ông Thắng trình bày.

nuoi-tom.jpg
Người dân ĐBSCL thu hoạch tôm - Ảnh: Như Bình

Ngoài ra, tiêu thụ nội địa của ngành tôm cũng bị tác động rất lớn, từ việc đóng cửa chợ đầu mối, quán ăn để giãn cách xã hội.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm, ông Thắng kiến nghị, các địa phương nuôi tôm trọng điểm nên bãi bỏ quy định giới hạn khung giờ ra đường (cấm ra đường từ 18 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau – PV), bởi ngành tôm có đặc thù diễn ra vào ban đêm như: thu mua vận chuyển tôm thịt; giao/nhận con giống diễn ra vào sáng sớm hoặc chiều muộn…

Hội nghề cá cũng kiến nghị, chốt kiểm dịch của các địa phương cần xếp đối tượng trong chuỗi ngành tôm là ngành nghề ưu tiên và được hưởng cơ chế luồng xanh trong việc lưu thông vận chuyển vật tư đến nơi nuôi và thu hoạch cũng như vận chuyển tôm đến nhà máy chế biến, chợ và siêu thị.

Ngoài ra, ưu tiên vắc xin cho tài xế vận tải trong chuỗi sản xuất, kinh doanh tôm, bao gồm sản xuất tôm nguyên liệu, thương lái, người thu mua tôm của các cơ sở thu mua và toàn thể cán bộ, nhân viên chế biến tôm để những đối tượng này tăng khả năng chống lại dịch bệnh. Đây là điều kiện quan trọng nhất để khôi phục sản xuất tôm trở lại bình thường.

Hội nghề cá cũng kiến nghị nên có chính sách hỗ trợ 10-30% tiền điện trong 6 tháng, từ tháng 7.2021 cho người nuôi tôm nhằm giúp khôi phục sản xuất. Nhà nước cũng nên có chính sách tạm hoãn trả nợ vốn vay ngân hàng và cho phép vay tiếp để nuôi vụ mới; cho nhà máy vay vốn để trả lương cho công nhân và phát triển sản xuất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghề cá kiến nghị Bộ NN-PTNT tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm