Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, người cuối cùng của thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương vừa cho trưng bày bức tranh “Kéo bừa thay trâu” - bức tranh mà ông mất 62 năm mới hoàn thành.

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và bức tranh 62 năm mới hoàn thành

Tiểu Vũ | 19/12/2016, 07:04

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, người cuối cùng của thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương vừa cho trưng bày bức tranh “Kéo bừa thay trâu” - bức tranh mà ông mất 62 năm mới hoàn thành.

Kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2016), Hội Mỹ thuật TP.HCM phối hợp cùng Câu lạc bộ Mỹ thuật Cựu chiến binh và kháng chiến vừa khai mạc triển lãm mỹ thuật tại 218A Pasteur, Q.3,TP.HCM.

Trong số 58 tác phẩm của 28 tác giả thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật Cựu chiến binh và kháng chiến tham gia triển lãm lần này, tác phẩm gâychú ý nhiều nhất chính là Kéo bừa thay trâu, tranh sơn khắc của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Tác phẩm nàytạo ấn tượng mạnh với người xem không chỉ bằng những nét vẽ điêu luyện, độc đáo về màu sắc, bút pháp vàbố cục hài hòa mà bức tranh còn có một xuất xứ rất đặc biệt. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận cho biết,Kéo bừa thay trâu được ôngấp ủ và phác thảo từ năm 1954, tức 62 năm trước, đến năm2016 mới hoàn thành và đượcmang ra triển lãm khi ông bước sang tuổi 97.

Kéo bừa thay trâu - tranh sơn khắc của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận

Đây có thể là bức tranh kỷ lục về thời gian thực hiện kể từ khi phác thảo đến lúc hoàn thành kéo dài đến hơn nửa thế kỷ. Kéo bừa thay trâu miêu tả cảnh quân và dân ta cùng nhau kéo bừa thay cho trâu trong những năm kháng chiến đầy gian khổ và thiếu thốn.

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận cũng là người cuối cùng của thế hệ họa sĩ xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đangcòn sống. Ông cũng là họa sĩ cao tuổi nhất của Câu lạc bộ Mỹ thuật Cựu chiến binh và kháng chiến TP.HCM. CLB này hiện nay có 95 thành viên (cựu chiến binhcó 67 họa sĩ và kháng chiến có 28 họa sĩ). Trong đó có 13 họa sĩ trên 80 tuổi, 27 họa sĩ trên 70 tuổi và 32 họa sĩ trên 60 tuổi, còn lại là dưới 60 tuổi.

Bức họa Kéo bừa thay trâu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận cùng 58 bức tranhcủa các họa sĩ lão thành sẽ được trưng bày tại Hội Mỹ thuật TP.HCM cho đến hết ngày 22.12.2016.

Chân dung họa sĩ Huỳnh Văn Thuận

Có hai kỷ niệm rất khó quên trong đời của ông đó là vào năm 1944, Huỳnh Văn Thuận về làm việc tại tổ họa của Trung ương Đoàn. Năm 1951, ông cùng họa sĩ Tôn Đức Lượng được tổ chức giao cho phác thảo huy hiệu Đoàn Thanh niên cứu quốc. Và bản phác thảo của ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm biểu tượng của Đoàn TNSC Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.

Đến năm 1953, ông cùng họa sĩ Lê Phả, Bùi Trang Chước được giao nhiệm vụ vẽ đồng tiền riêng của Việt Nam. Nhớ lại những ngày đó, ông kể: "Công việc vẽ tiền phải tuyệt đối bí mật, thậm chí cả vợ con cũng không được biết. Do yêu cầu của tờ tiền là phải tinh xảo đến mức tối đa để tránh làm giả nên tôi vừa đeo kính, lại vừa phải soi kính lúp để nét vẽ suông, nhỏ và đều nhau. Chúng tôi cũng mất nhiều tháng lên các đền chùa để tham khảo phục trang của người dân tộc để nét hoa văn trên tờ tiền mang bản sắc Việt Nam".

Bức tranh "Thôn Vĩnh Mốc" thể loại sơn khắc do họa sĩ Huỳnh Văn Thuận vẽ vào năm 1951 đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Ở tuổi 97, họa sĩ Huỳnh Văn Thuận vẫn đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ. Ông dành nhiều thời gian cho việc sáng tác nên những tác phẩm mỹ thuật có chất lượng cao. Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận là một trong những hoạ sĩ chuyên sâu vào nghệ thuật tranh sơn khắc. Tranh của ông gắn bó với đời sống của người dân, cóbố cục chặt chẽ, công phu, chứa nhiềugiá trị nghệ thuật vàtính nhân văn. Cùng với tranh sơn khắc, hoạ sĩ còn sáng tác nhiều tranh cổ động, góp phần vào thành tựu của nền mỹ thuật hiện đại củaViệt Nam.

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận sinh ngày 18.4.1921, quê quán tại Bình Thạnh, Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương (1939 - 1944); hội viên ngành đồ hoạ Hội Mỹthuật Việt Nam từ 1957; tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 trong phong trào sinh viên yêu nước. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là hoạ sĩ Phòng Thông tin Hà Nội (1945 - 1946); cán bộ Trung ương Đoàn Thanh niên tại Việt Bắc (1947 - 1951); công tác tại Ban Mỹthuật và hoạt động địch hậu tại Thái Bình (1951 - 1954); tiếp quản Thủ đô và hoạt động cải cách ruộng đất (1954 - 1957). Cục trưởng Cục Mỹthuật Bộ Văn hóa Thông tin (1977 – 19979).

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và bức tranh 62 năm mới hoàn thành