Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đang xuất khẩu trực tiếp đến hầu hết các thị trường trong khối CPTPP. Trong đó, các thị trường như: Úc, Nhận Bản, New Zealand... là những nước có nhu cầu tiêu dùng cao.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu ở nước nào nhất?

Tuyết Nhung 18:34 24/10/2024

Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đang xuất khẩu trực tiếp đến hầu hết các thị trường trong khối CPTPP. Trong đó, các thị trường như: Úc, Nhận Bản, New Zealand... là những nước có nhu cầu tiêu dùng cao.

Thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xuất khẩu khoảng 62.000 tấn quế, đạt kim ngạch hơn 177 triệu USD. Sản lượng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá trị lại giảm do quan hệ cung cầu trên thị trường.

ho-tieu.jpg
Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường trong khối CPTPP

Xuất khẩu ngành quế hiện tập trung chủ yếu ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, với khoảng 60% tổng sản lượng quế xuất khẩu; thứ hai là châu Mỹ với thị trường chính là Mỹ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng xuất khẩu; thứ ba là châu Âu với khoảng 10% và châu Phi gần 40%. Ngoài ra, xuất khẩu một số cây gia vị khác như hồi, ớt, tiêu... cũng ghi nhận sự tăng trưởng rất tích cực khi sản lượng tăng, giá cũng tăng đáng kể.

Về việc thực thi, tận dụng những ưu đãi từ các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, năm 2024 ghi nhận sự đột phá trong khẩu thị trường nhờ vào lợi thế từ các hiệp định FTA và nỗ lực của doanh nghiệp và người tiêu dùng thế giới ngày càng biết nhiều hơn đến hàng Việt Nam. 8 tháng năm 2024, xuất khẩu quế, hồi, cây gia vị... sang các thị trường đều ghi nhận con số tăng trưởng cao. Đây là những động lực rất lớn, những con số trên đã là minh chứng rõ nhất về tình hình tận dụng ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành hàng hồ tiêu đã xuất khẩu đi nhiều thị trường trong đó có khối thị trường CPTPP. Trong khối thị trường này, có các thị trường như: Úc, Nhận Bản, New Zealand... là những nước có nhu cầu tiêu dùng cao, trong khi Việt Nam lại có lợi thế về sản xuất.

Tính về thành viên của khối CPTPP thì các thị trường Úc, New Zealand, Nhật Bản, Canada đều có yêu cầu rất khắt khe, tuy nhiên, về số lượng tiêu thụ thì lượng nhập từ Úc, New Zealand còn ít.

Với khối thị trường CPTPP, hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã đến đầu tư vào ngành gia vị tại Việt Nam. Còn tại thị trường Úc, New Zealand, hiện Việt Nam đang có lợi thế tuyệt đối trong việc cung cấp sản phẩm hồ tiêu.

"Hiện nay, tỷ lệ thô và tinh trong xuất khẩu hồ tiêu nói chung và tại khối thị trường CPTPP hiện đang rơi vào tỷ lệ khoảng 80 - 20. Chúng tôi cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng tiếp tục đầu tư công nghệ để đẩy mạnh chế biến sâu. Tuy nhiên, chế biến sâu thì chúng ta cũng phải lo phía đầu thị trường. Bởi hàng chế biến sâu là hàng rất đặc thù và tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mua, từng khách hàng chứ không phải của từng thị trường. Do đó, phải đảm bảo chắc chắn cho doanh nghiệp có được thị trường bảo đảm thì khi đó doanh nghiệp mới lồng ghép với vấn đề đầu tư", bà Hoàng Thị Liên phân tích.

Tuy nhiên, hiện nay, về cơ bản, với các thị trường phát triển như: EU, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Mỹ,... đang sử dụng các tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường gần ngang bằng nhau. Do đó, khi hồ tiêu đi được vào các thị trường này thì cũng đã đi được vào phân khúc của thị trường cao cấp.

Có thể thấy, tiêu chí thị trường được phân bố theo khu vực hơn là từng nước. Nếu so sánh với các nước có cùng tương thích về lợi ích, trình độ phát triển kinh tế và mức độ quản lý hàng rào nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu thì về cơ bản sẽ không có sự khác nhau nhiều.

Bà Hoàng Thị Liên cho rằng, xây dựng được thương hiệu cây gia vị ở thị trường CPTPP sẽ giúp sản phẩm được nhận diện rõ hơn và mang lại giá trị cao hơn. Song hiện nay, để xây dựng được thương hiệu phải bắt buộc nhà xuất khẩu, nhà chế biến gắn trực tiếp với vùng nguyên liệu để làm việc trực tiếp với nông dân, từ đó, mới quản lý được sản xuất và như vậy mới đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Chất lượng mới gắn liền với yếu tố bền vững, truy xuất nguồn gốc. Đây là điều kiện cần.

Bước tiếp theo đó là các doanh nghiệp cần mạnh dạn, xem xét đầu tư thương hiệu. Bởi với các khách hàng tiềm năng, các khách hàng đầu cuối thì yếu tố mà họ quan tâm và muốn làm đối tác lâu dài với các nhà cung cấp hồ tiêu và gia vị Việt Nam chính là những nhà cung cấp, chế biến, xuất khẩu có liên kết sản xuất, có sự hỗ trợ nông dân trong chuỗi.

Việc này giúp cho chuỗi cung cấp của họ bền vững. Bởi khi nắm được đầu sản xuất, trong quá trình cung cấp mà cần điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng mua hay theo yêu cầu của thị trường, nhà cung cấp có thể làm việc trực tiếp với người nông dân thì họ sẽ làm được nhanh hơn so với những nhà cung cấp chỉ làm ở phân khúc giữa - làm thương mại.

Bài toán bền vững, bài toán thương hiệu sẽ phải gắn liền với việc chủ động nguồn hàng. Các doanh nghiệp phải bắt tay với nông dân và nông dân sẽ là đối tác bền vững trong chuỗi cung cấp khi liên kết với nhà sản xuất, xuất khẩu để đưa hàng ra thị trường nước ngoài.

Bài liên quan
Vụ 13 doanh nghiệp hồ tiêu VN kêu cứu: Thiệt hại lớn, phía Nepal đồng ý cho tái xuất
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết hải quan Nepal đã có văn bản gửi tất cả các chi cục hải quan nước này yêu cầu cho phép các container hàng hồ tiêu của Việt Nam đang mắc kẹt được tái xuất, về nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
19 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu ở nước nào nhất?