Ngày nay, khi bóng đá Nhật Bản đã đứng trên đỉnh cao châu lục thì khi nhìn lại lịch sử bóng đá từ thời sơ khai đến chặng đường hơn 20 năm làm bóng đá chuyên nghiệp với giải J-League, người Nhật có thể nói đã “dạy” cho tất cả chúng ta một bài học kinh điển: “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”.

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ cuối)

Một Thế Giới | 27/12/2014, 16:32

Ngày nay, khi bóng đá Nhật Bản đã đứng trên đỉnh cao châu lục thì khi nhìn lại lịch sử bóng đá từ thời sơ khai đến chặng đường hơn 20 năm làm bóng đá chuyên nghiệp với giải J-League, người Nhật có thể nói đã “dạy” cho tất cả chúng ta một bài học kinh điển: “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”.

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ 5)

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ 4)

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ 3)

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 2)

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 1)

Những giọt nước mắt rơi trên đất Qatar 

Trước khi kỷ nguyên J-League ra đời, bóng đá Nhật đã đạt được một số thành tích nhất định như câu lạc bộ Fukurawa Electric (JEF Ichihara Chiba sau này) vô địch Cúp C1 châu Á năm 1986 và câu lạc bộ Youmiuri (Verdy Kawasaki) tái lập chiến tích vào năm 1987. Những cơ sở ở cấp câu lạc bộ thời kỳ “tiền J-League” đã góp công lớn cho việc đội tuyển quốc gia Nhật Bản lần đầu tiên đăng quang ở Asian Cup 1992.

Đấy là thông tin nền tảng cơ bản của bóng đá Nhật cần được biết chứ không phải để ca tụng quá đáng rằng J-League là “giải đấu thần thánh”, đã lột xác bóng đá xứ Phù Tang chỉ sau một đêm hay “biến không thành có”.
Thế nhưng, sự tiến bộ đó vẫn không đủ để Nhật Bản mơ về chiếc vé dự vòng chung kết World Cup lần đầu tiên trong lịch sử. Ở vòng loại World Cup 1990, Nhật xếp sau Bắc Triều Tiên ở vòng bảng nên không lọt vào lượt đấu loại cuối cùng (Hàn Quốc, UAE đoạt vé).
bong da Nhat
Nhật Bản tưởng chừng như cầm chắc vé dự World Cup 199 trong tay.

Bốn năm sau ở, vòng loại World Cup 1994, tình hình có khả quan hơn khi Nhật vượt qua UAE để đứng đầu vòng bảng thứ nhất. Ở loạt trận cuối cùng của vòng loại, Nhật đã duy trì ưu thế trước Hàn Quốc, Saudi Arabia, Iraq, Iran, Bắc Triều Tiên để dẫn đầu cho đến trận cuối cùng gặp Iraq ở Doha-Qata. Kazu Miura mở tỉ số cho Nhật từ phút thứ 5, trước khi Iraq gỡ hòa 1-1 vào đầu hiệp 2. Đến phút 80, Nakayama đưa Nhật vượt lên dẫn 2-1 rồi duy trì tỉ số đến phút 90+1. Nếu kết quả này giữ nguyên, Nhật Bản sẽ đoạt vé đi Mỹ cùng Saudi Arabia, Hàn Quốc sẽ bị loại.

Bi kịch đến với đội tuyển Nhật Bản khi đúng phút bù giờ 90+2, tiền đạo Salman đã ghi bàn cho Iraq ấn định tỉ số 2-2. Cả đội tuyển Nhật Bản và hàng triệu khán giả xứ Phù Tang đã đổ sụp vào khoảnh khắc ấy. Không biết bao nhiêu nước mắt đã tuôn rơi khi giấc mơ World Cup tưởng như cầm chắc trong đã vụt bay.
bong da Nhat
Để rồi tất cả sụp đổ bởi bàn gỡ hòa 2-2 ở phút bù giờ của Iraq. Hình ảnh sầu thảm của Kazu Mi Miura 21 năm trước trên đất Qatar.
Nỗi đau của bóng đá Nhật càng dày thêm khi tròn 1 năm sau ở Asiad Hiroshima 1994, đội tuyển Nhật Bản lại gục ngã trước Hàn Quốc 2-3 ở tứ kết, cũng đúng vào phút cuối cùng trận đấu. Những thất bại đó cho thấy sự mong manh, thiếu ổn định của bóng đá Nhật trên đấu trường quốc tế.

Sự non nớt ở World Cup ’98 và màn chào hàng ấn tượng tại Japan 2002

Khi J-League ra đời và có những bước tiến đáng kinh ngạc chỉ trong 3-4 mùa giải thì tương ứng là các câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia của Nhật đều có sự tiến bộ về chuyên môn, phong cách và bản lĩnh. 
Ở vòng loại World Cup 1998, tuyển Nhật Bản đã có hành trình khá khó khăn khi phải chấp nhận đứng nhì bảng B ở vòng loại cuối cùng sau Hàn Quốc và phải tranh suất thứ 3 trực tiếp đi Pháp bằng trận play-off với Iran ở Johor Bahru (Malaysia). Trận đấu diễn ra cực kỳ căng thẳng khi 2 đội hòa nhau 2-2 trong 90 phút thi đấu và phải bước vào giờ đấu phụ với luật Bàn thắng vàng. Nước mắt đã rơi nhưng lần này là nước mắt hạnh phúc khi tiền vệ vào sân thay người Okano ghi bàn quyết định, giúp đội Nhật Bản lần đầu góp mặt ở giải vô địch thế giới.
bong da Nhat
Đội tuyển Nhật Bản - thế lực số 1 của bóng đá châu Á
Đội tuyển Nhật Bản dự vòng chung kết World Cup 1998 trong tình cảnh kinh tế đất nước rơi vào khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và giải J-League sa sút nghiêm trọng về mặt khán giả. Tại giải đấu, Nhật Bản được xếp chung bảng với Argentina, Croatia và Jamaica. Vào trận với tinh thần rất cao nhưng Nhật Bản lộ ra quá nhiều non nớt nên thua cả 3 trận và chẳng để lại ấn tượng gì nhiều ngoài việc giới thiệu được gương mặt đầy triển vọng: tiền vệ 21 tuổi Hidetoshi Nakata mà về sau sẽ trở thành thủ lĩnh của tuyển quốc gia cũng như mở ra trào lưu xuất khẩu cầu thủ Nhật sang châu Âu rất thành công.
Trong khi đó ở cấp câu lạc bộ, thành tựu đầu tiên của J-League ở sân chơi châu lục đã đến khi Jubilo Iwata đoạt chức vô địch C1 châu Á sau khi đánh bại Esteghlal (Iran) 2-1 năm 1999. Hai năm sau đó (2000, 2001), Jubilo Iwata đều giành chức Á quân Cúp C1.
Sau thất bại ở World Cup 1998, đến kỳ World Cup 2002 Nhật Bản đã trở thành nước đồng chủ nhà cùng với Hàn Quốc. Trước giải đấu, có rất nhiều lời nhận định rằng đây là kỳ World Cup đầu tiên mà nước chủ nhà sẽ bị loại ở vòng bảng. Nhật Bản lẫn Hàn Quốc đều không để điều đó xảy ra, ngược lại cả hai đều chơi đầy ấn tượng theo cách khác nhau.
bong da Nhat
Những chiến binh "Samurai xanh" ăn mừng bàn thắng của Inamoto (5) tại World Cup 2002, giải đấu Nhật Bản là nước đồng chủ nhà cùng Hàn Quốc

Nếu như Hàn Quốc thể hiện bộ mặt gây sốc với lối đá tốc độ và ngồn ngộn thể lực thì Nhật Bản với sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier đã gây ngạc nhiên bằng lối chơi ăn ý, giàu chất kỹ thuật lẫn tính cống hiến. Đầy ấn tượng, Nhật Bản đứng đầu bảng H khi hòa Bỉ 2-2, thắng Nga 1-0 và thắng Tunisia 2-0. Mặc dù đã dừng bước ở vòng 1/16 trước Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đội tuyển Nhật Bản với những gương mặt như Hidetoshi Nakata, Shinji Ono, Inamoto đã được hàng triệu khán giả khắp thế giới biết đến và dành cho nhiều tình cảm.

Một chi tiết không nhiều người biết là 2 cầu thủ trẻ chơi rất hay ở World Cup 2002 như Inamoto, Ono chính là 2 cầu thủ mà 3 năm trước đó cũng dưới sự dẫn dắt của Philippe Troussier đã giành chức Á quân ở giải U.20 thế giới (thua Tây Ban Nha). J-League 1 chính là yếu tố dẫn đến thành công bền vững cho bóng đá Nhật bản về sau này.

Nơi xuất khẩu cầu thủ số 1 châu lục

J-League từng là giải đấu nhập khẩu ngoại binh nhiều nhất châu Á những năm 1990 nhưng đến những năm đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đã bắt đầu xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu, sau khi Hidetoshi Nakata thi đấu quá hay ở Italia.

Lứa cầu thủ Nhật sang châu Âu đầu tiên là lứa cầu thủ giành chức Á quân U.20 thế giới năm 1999. Shinji Ono sang Feyenoord, Inamoto đến Arsenal năm 2001, còn Naohiro Takahara thì đến Nam Mỹ đá cho Boca Juniors vào năm 2001 trước khi sang Hamburg năm 2003. Và đặc biệt một gương mặt mà về sau còn được đánh giá xuất sắc hơn cả Nakata ở đấu trường châu Âu là Shunsuke Nakamura đã khởi nghiệp ở châu Âu với việc ký hợp đồng với Reggina vào năm 2002, để rồi sau đó tiền vệ này đã có những tháng ngày rực rỡ trong màu áo Celtic Glasgow ở giải vô địch quốc gia Scotland và UEFA Champion League.
Sóng sau đè sóng trước. Hết lứa cầu thủ Nhật tài năng này đi châu Âu thì liền các lứa sau là những gương mặt mới nối bước. Daisuke Matsui (Le Mans - Pháp), Yanagisawa (Messina - Ý), Masashi Oguno (Grenoble - Pháp) rồi đến Kagawa (Dortmund), thủ môn Kawashima (Standard Liege) Honda (CSKA Moscow), Nagamoto (Inter), Atshuto Uchida (Schalke), Maya Yoshida (Southampton), Shinji Okazaki (Mainz 05)… hết lớp này đến lớp khác đã đến với các giải vô địch quốc gia ở châu Âu như những cơn sóng triều.
bong da Nhat
Keisuke Honda trong màu áo AC Milan

J-League đã thực sự trở thành một bệ phóng tài năng, cầu thủ Nhật Bản đã khẳng định năng lực và được các câu lạc bộ châu Âu tin dùng vì chuyên môn, chứ không phải để quảng cáo hay bán áo thi đấu. Một bước tiến rất dài kể từ khi cầu thủ Nhật đầu tiên là Yasuhiko Okudera sang Đức vào những năm 1970 đến Kazu Miura, Nanami sang Ý giữa những năm 1990.

Chất lượng vượt trội về nhân lực cầu thủ đã biến đội tuyển quốc gia Nhật Bản trở thành ông trùm của bóng đá châu Á khi đăng quang ở Asian Cup vào các năm 2000, 2004, 2011 để trở thành đội tuyển giàu thành tích nhất châu lục (4 chức vô địch). Trong lịch sử 58 năm kể từ khi Asian Cup ra đời (1956), chưa có đội tuyển quốc gia nào lại có sự thăng tiến nhanh đến chỉ trong 23 năm, kể từ lần đầu tham dự vòng chung kết (Nhật Bản lần đầu dự Aisan Cup vào năm 1988).
Tại đấu trường AFC Champion League, Uwara Reds (2007), Gamba Osaka (2008) đã vinh danh các câu lạc bộ của J-League. Chức vô địch AFC Champion League đã tạo cơ hội cho các câu lạc bộ đối đầu với các đại gia châu Âu ở FIFA Club World Cup, nơi mà Uwara Reds đã đánh bại AC Milan vào năm 2007.

Một nền bóng đá “đắc nhân tâm”

Ấn tượng lớn nhất của bóng đá Nhật Bản không chỉ là thành tích (bởi nếu xét đơn thuần về thành tích thì bóng đá Hàn Quốc vẫn nhỉnh hơn ở nhiều mặt) mà bởi tình cảm yêu mến mà người hâm mộ châu Á, cũng như thế giới dành cho họ.

Đó là ấn tượng về một phong cách chơi bóng hào hoa, kỹ thuật đẹp mắt cùng tinh thần Fair-Play mà đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã thể hiện ở World Cup 2002. Và nhất là ở World Cup Nam Phi 2010, nơi Nhật không còn lợi thế chủ nhà nhưng đã xuất sắc vượt qua vòng bảng bằng lối chơi đậm nét kỹ thuật.
Danh thủ Zico đã nhận xét về J-League: “Đó là nơi thứ hai trên thế giới, ngoài Brazil chơi thứ bóng đá đẹp mắt nhất, kỹ thuật nhất và thuần khiết nhất”.
bong da Nhat
Khán đài rực rỡ sắc màu ở SVĐ của Uwara Reds

Tinh thần võ sĩ cao thượng và chơi đẹp cũng là yếu tố khiến bóng đá Nhật thu phục tình cảm nhiều người. Tất cả đều biết, ở World Cup 2002, Hàn Quốc dù đá rất hay nhưng phải dựa vào tiếng còi méo của các trọng tài mới vượt qua được Italia và Tây Ban Nha để vào bán kết. Nhưng Nhật Bản thì không như thế. Họ thi đấu hết mình và sẵn sàng thua theo cách tử tế chứ không bao giờ chấp nhận một chiến thắng mà sau đó chịu nhiều lời dè bỉu.

Với J-League, giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản sau lịch sử 20 năm hình thành và phát triển, đã được coi là giải vô địch quốc gia số 1 của châu Á và được phổ biến khắp châu lục qua sóng truyền hình. Lượng khán giả bình quân của J-League hiện nay là 30.000 người/trận. Lợi nhuận mà ban tổ chức J-League thu về hằng năm dao động từ 120-160 triệu USD/mùa. Hiện tại J-League được AFC công nhận là giải vô địch quốc gia có số điểm chuyên nghiệp cao nhất châu Á và các câu lạc bộ Nhật Bản được cấp 4 suất dự thẳng vòng đấu bảng AFC Champion League.
bong da Nhat
Đội tuyển nữ Nhật Bản - đương kim vô địch thế giới

Nói đến bóng đá Nhật Bản, thật thiếu sót khi “bỏ quên” bóng đá nữ. Từ một đội tuyển xếp sau 2 đàn chị như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc thì đội tuyển nữ Nhật Bản hiện là nhà vô địch châu Á và đạt thành tích huy hoàng hơn khi là đội đương kim vô định thế giới khi đánh bại đội tuyển nữ Mỹ ở World Cup 2011.

Bóng đá Nhật Bản, từ thuở sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á, đó không chỉ là câu chuyện của thể thao. Với bóng đá, người Nhật một lần nữa khiến thế giới phải nể phục về ý chí, trí tuệ và tinh thần tự cường, sự vươn lên mạnh mẽ của một quốc gia trong mọi lĩnh vực.

Đăng Khoa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ cuối)