Người Nhật xác định những cầu thủ hay HLV ngoại khi sang J-League tức là những người thầy của họ. Việc chọn lựa cầu thủ ngoại là điều mà bóng đá Nhật rất chú trọng vì “thầy có giỏi thì trò mới nên”. Những ngôi sao ngoại quốc đã góp phần làm thay đổi diện mạo J-League ở khía cạnh chuyên môn lẫn tính thương mại.
Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai đến đỉnh cao châu Á (kỳ 3)
Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 2)
Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 1)
"Spirit of Zico" - Tinh thần Zico đã truyền cảm hứng cho J-League. |
Sự tài hoa, thông minh, quyết đoán nhưng đầy chất ngẫu hứng của Zico tạo ảnh hưởng sâu đậm lên thế hệ cầu thủ Nhật ở J-League giai đoạn đầu. Một trong những cầu thủ chịu ảnh hưởng của Zico là Kazu Miura – đội trưởng của Verdy Kawasaki.
Không giống như những cầu thủ Nhật vốn chỉnh chu, Kazu Miura (sinh năm 1967) và các đồng đội khác ở Verdy như Nobuhiro Takeda, Tsuyoshi Kitazawa lại có phong cách bùng nổ như những ngôi sao nhạc rock và cũng ngược hẳn với vẻ oai phong võ thuật như phong cách của các ngôi sao bóng chày, môn thể thao số 1 ở Nhật Bản.
Kazu Miura - ngôi sao nội địa tỏa sáng nhất J-League thuở đầu. |
Gary Lineker - Vua phá lưới World Cup đầu tiên đến J-League. |
và Pierre Littbarski - nhà vô địch thế giới đầu tiên đến J-League với CLB JEF United Ichihara Chiba |
Đến J-League vì sự ngưỡng mộ với nước Nhật
Đã có rất nhiều hiểu lầm khi cho rằng J-League chỉ là “bãi đáp” của các cầu thủ sắp về vườn trước khi treo giày. Điều này đúng phần nào nhưng rất nhiều ngôi sao lớn khác đến với J-League khi vẫn trong độ tuổi còn khá sung sức và họ bị hấp dẫn bởi môi trường thi đấu mới mẻ và cũng vì ấn tượng, tình cảm tốt đẹp với đất nước Nhật.
Nói về tiền, J-League chưa bao giờ được coi sức hút đối với các ngôi sao lớn thế giới. Tháng 1.2014 vừa rồi tiền đạo Diego Forlan ký hợp đồng với Cezero Osaka nhận mức lương 5,8 triệu USD được coi là kỷ lục trong lịch sử J-League thì đủ để hiểu trước kia Nhật Bản không phải là chỗ đến”hốt tiền”
Trong khi đó, những ngôi sao đã “hết xí quách” như Stefan Effenberg, Canavaro sang Trung Đông hoặc Roberto Carlos, Eto’o sang Nga; Beckham, Thiery Henry, Rafael Maquez, Robbie Kean, Nesta đến MLS; Drogba, Anelka đầu quân cho Chinese Super League… được đãi ngộ hậu hĩnh hơn nhiều.
Hàng loạt ngôi sao lớn rủ nhau đến Nhật ở thập kỷ 1990 có thể nói ẩn chứa trong đó tình yêu, sự ngưỡng mộ đối với xứ Phù Tang cũng như cách thức tổ chức bóng đá chuyên nghiệp của J-League hơn là tiền bạc. Một trong những ví dụ đó là huyền thoại người Đan Mạch Michael Ladrup.
Michael Laudrup (sinh năm 1964) cập bến Vissel Kobe ở mùa 1996-1997 để giúp CLB ở thành phố Kobe vốn hoang tàn sau trận động đất khủng khiếp vào năm 1995 đang đá ở JFL giành quyền thăng hạng J-League, trước khi rời đi để về lại đá cho Ajax Amsterdam. Hành động của Michael Laudrup có ý tinh thần rất lớn, niềm ai ủi cho cư dân Kobe khi lần đầu tiên CLB bóng đá của họ góp mặt ở sân chơi danh giá J-League.
Hristo Stoichkov là Vua phá lưới World Cup thứ 3 đến với Nhật Bản. |
Hoặc như trung vệ Guido Buchwald, nhà vô địch World Cup 1990, đến đá cho Uwara Reds ba mùa từ 1994-1997 đến 127 trận (11 bàn) nhưng vẫn đủ sức quay lại Đức cày tiếp cho Karlsrusher SC đến 40 trận trong mùa nữa 1997-1999 mới giã từ sự nghiệp ở tuổi 38.
Phải nói rất nhiều cầu thủ xuất sắc đã cập bến J-League thập niên 1990 có thể liệt kê ra như Bismarck (Brazil), Ramon Diaz (Argentina, Vua phá lưới J-League 1993), Patrick M’boma (Cameroon, Vua phá lưới J-League 1998)…
Mảnh đất nuôi dưỡng tài năng
J-League cũng không phải là nơi để các danh thủ đá bóng làng nhàng cũng “ăn tiền”. Ngược lại, J-League chính là nơi cứu vãn danh tiếng cũng như làm bệ phóng cho không ít ngôi sao trở lại đỉnh cao thế giới.
"Toto"Schillaci - Vua phá lưới World Cup Italia 1990 trong màu áo Jbilo Iwata. |
Carlos Dunga với phong cách thủ lĩnh quen thuộc trên sân cỏ Nhật Bản |
Dunga còn làm được nhiều hơn thế. Sau Zico thì Dunga tiếp tục là hiện tượng của J-League khi với tính khí nóng nảy, tiền vệ này thường xuyên va chạm với các cầu thủ Nhật và thậm chí còn bị các đồng đội ở Jubilo phân biệt đối xử. Bất chấp tất cả và gạt bỏ ngoài tai, cá tính lẫn tư chất thủ lĩnh của Dunga vẫn bao trùm lấy Jubilo Iwata. Dunga là cầu thủ kỳ cựu hiếm hoi sang J-League đã ở tuổi “băm mấy nhát” nhưng vẫn giữ được đỉnh cao khi tiếp tục làm đội trưởng ĐTQG Brazil đi đến trận chung kết World Cup 1998 với chủ nhà Pháp.
Nhờ J-League mà Leonardo đã cứu vãn sự nghiệp để quay trở lại đỉnh cao châu Âu |
Rời Nhật Bản ở tuổi chín muồi 27 (1996), Leonardo đã quay lại đỉnh cao châu Âu trong màu áo PSG, AC Milan. Leonardo là một trong số rất ít cầu thủ ngoại quốc, học vào nói tiếng Nhật – ngôn ngữ rất khó nhằn, một cách thông thạo!
Dragan Stojkovic là cầu thủ gắn bó lâu nhất với J-League trên cương vị cầu thủ lẫn HLV. Stojkovic là cầu thủ ngoại xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Nhật Bản. |
Dragan Stojkovic được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất J-League 1995. Sau khi treo giày chuyển sang nghiệp cầm quân, chính Stojkovic đã dẫn dắt Nagoya Grampus Eight đoạt chức vô địch J-League đầu tiên vào năm 2010.
Huấn luyện Dragan Stojkovic ở Nagoya Grampus Eight thời điểm 1995-1996 là một HLV mà sau này cả thế giới đều kính phục: Arsene Wenger. Chỉ có 18 tháng làm việc ở Nagoya, “Giáo sư” Wenger đã giúp Nagoya Grampus đoạt Cúp Hoàng đế 1995 và nhận giải HLV xuất sắc nhất năm. Sang mùa 1996, ông Wenger đã đưa Nagoya Grampus giành vị trí Á quân J-League - thành tích cao nhất của họ từ khi thành lập. Sự tỏa sáng của Arsene Wenger ở Nhật Bản đã là nguyên nhân giúp ông đến với Arsenal vào năm cuối năm 1996.
Về sau này, J-League vẫn làm bệ đỡ cho các cầu thủ ngoại quốc trước khi sang châu Âu để rồi trở thành ngôi sao sáng như Park Ji-Sung (Kyoto Purple Sanga), Hulk (Kawasaki Frontale, Verdy Tokyo)…
Và những ngôi sao bản địa ra đời
Nanami - nhạc trưởng của ĐT Nhật Bản thập kỷ 1990 |
Nanami là ngôi sao của J-Leaugue trong màu áo Jubilo Iwata thời Dunga-Schillaci và là người dẫn dắt Julilo Iwata đoạt Cúp C1 châu Á khi bộ đôi huyền thoại Brazil-Ý đã rời Nhật Bản. Nanami có dáng vẻ thư sinh, lối chơi hào hoa y như kiểu Tsubasa và từng có thời gian san Ý thử sức trong màu áo Venezia (1999-2000) nhưng không thành công. Dù vậy, Nanami vẫn là ngôi sao châu Á ngày đó khi đoạt giải Cầu thủ hay nhất châu Á năm 2000 khi giúp ĐT Nhật Bản đã vô địch Asian Cup.
Hidetoshi Nakata trong màu áo Shonan Bellmare. Nakata là người mở ra thành công cho các cầu thủchuyên nghiệpNhật Bản thi đấu ở châu Âu. |
Một thành công lớn nhất của ngoại binh ở J-League là sự xuất hiện của họ không “đè bẹp” cầu thủ bản địa mà ngược lại đã nâng đỡ các cầu thủ Nhật tỏa sáng.
Kazu Miura (1993), Masashi Nakayama (1998), Sunsuke Nakamura (2000, 2013), Toshiya Fujita (2001), Naohiko Takahara (2002), Yuji Nakazawa (2004), Marcus Tulio Tanaka (2006), Mitsuo Ogasawara (2009), Seigo Narazaki (2010) là những cầu thủ Nhật (không tính ngoại binh nhập tịch) đã đoạt 10/20 giải Cầu thủ hay nhất J-League trong lịch sử 20 năm giải đấu (1993-2013).
Tương tự, ngôi “Vua phá lưới J-League” đã 9 lần vinh danh các chân sút Nhật là: Masahiro Fukuda (32 bàn, 1995), Kazu Mirura (23 bàn, 1996), Masashi Nakayama (36 bàn, 1998 và 20 bàn, 2000), Naohiro Takahara (26 bàn, 2002), Ryoichi Maeda (20 bàn, 2009 và 17 bàn, 2010), Hisato Sato (22 bàn, 2012), Yoshito Okubo (26 bàn, 2013).
Top 10 gương mặt ngoại xuất sắc nhất bóng đá Nhật Bản theo Asian Football Feast:
1 – Dragan Stojkovic – Nam Tư (Nagoya Grampus Eight 1994-2001; 183 trận/57 bàn).
2- Carlos Dunga - Brazil (Jubilo Iwata 1995-1998; 99 trận/16 bàn).
3- Guido Buchwald – Đức (Uwara Reds 1994-1997; 127 trận/11 bàn).
4- Zico – Brazil (Kashima Anttlers 1991-1994, 45 trận/36 bàn).
5- Dettmar Cramer – Đức (HLV tuyển Nhật Bản, đánh bại Olympic Argentina 3-2 ở Olympic Tokyo 1964, HCĐ Olympic Mexico 1968).
6 – Phillipe Troussier – Pháp (HLV U.20 Nhật hạng Nhì U.20 TG 1999, ĐTQG Nhật vô địch Asian Cup 2000 và World Cup 2002).
7 – Tom Byer – Mỹ (HLV, nhà quản lý đào tạo bóng đá trẻ ở Nhật. Có công phát hiện Shinji Kagawa và Aya Miyama (bóng đá nữ) và phát triển loạt chương trình phổ biến bóng đá qua tivi, DVD...
8 – Dido Havenaar – Hà Lan (thủ môn Mazda 1986-1989, Youmiuri 1989-1991, Nagoya Grampus 1991-1994, Jubilo Iwata 1995-1996, Consadole Sapporo 1997-1998; 270 trận).
9 – Amaral (FC Tokyo 1992 – 2003, Shonan Bellmare 2004; FC Horikoshi 2005 – 2007, FC Kariya; 338 trận/183 bàn. Huyền thoại của Tokyo FC với 165 bàn/292 trận và có biệt danh “King of Tokyo”).
10- Emerson ( Consadola Sapporo 2000; Kawasaki Frontale 2001, Urawa Reds 2001 – 2005; 152 trận/121 bàn).
Đăng Khoa