Hãng tin AP dẫn lời giới phân tích nhận định các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra không đạt hiệu quả như mong đợi.
Quốc tế

Hiệu quả các lệnh trừng phạt Nga không như mong đợi

Cẩm Bình 25/02/2024 17:19

Hãng tin AP dẫn lời giới phân tích nhận định các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra không đạt hiệu quả như mong đợi.

Tuần qua, Anh, Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) ban hành thêm sự trừng phạt Nga sau cái chết của chính trị gia Nga Alexei Navalny. Tính cả sự trừng phạt mới nhất thì Mỹ đã nhắm vào hơn 4.000 quan chức, tài phiệt, doanh nghiệp, ngân hàng và thực thể khác, EU nhắm vào hơn 2.000 cá nhân lẫn tổ chức, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố các lệnh trừng phạt nhằm mục đích buộc người đồng cấp Nga phải trả giá đắt hơn cho “loạt hành động gây hấn ở ngoài cùng đàn áp trong nước”. Nhưng trên thực tế chúng chưa đạt hiệu quả như vậy.

hieu.jpg
Kinh tế Nga được cho là vẫn tăng trưởng dù bị trừng phạt - Ảnh: Reuters

Sự trừng phạt mới nhất

Đối tượng của lệnh trừng phạt mới được ban hành ngày 23.2 là 3 quan chức mà phương Tây xác định liên quan đến cái chết của ông Navalny, là một số công ty hỗ trợ chiến dịch quân sự Điện Kremlin đang thực hiện (từ đơn vị sản xuất máy bay không người lái, đơn vị sản xuất hóa chất công nghiệp đến đơn vị nhập khẩu máy móc, công cụ). Công ty nước ngoài xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng cho Nga cũng không thoát.

Lệnh trừng phạt ngăn chặn số cá nhân lẫn tổ chức trên tiếp cận tài sản của mình tại Mỹ và tại quốc gia khác, không thể làm ăn với đối tác phương Tây hoặc đến phương Tây. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý.

Áp trần giá dầu

Tháng 12.2022, nhóm G7 áp đặt giá trần 60 USD/thùng với dầu thô Nga để khiến Điện Kremlin mất nguồn thu từ mặt hàng này.

Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ thuế dầu mỏ mà Điện Kremlin thu được giảm 40% vì giá trần. Nhưng số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại chỉ ra kinh tế Nga tiếp tục tăng trưởng và GDP năm 2024 dự kiến tăng 2,6%.

Giới chuyên gia cũng không khẳng định giá trần thực sự hiệu quả. Họ kêu gọi thực thi chặt chẽ hơn, hạ giá trần thấp hơn nữa hay thậm chí cấm vận hoàn toàn.

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo bác bỏ khả năng hạ giá trần, thay vào đó Washington cùng đồng minh sẽ tìm cách khiến Nga chịu thêm chi phí khi sản xuất dầu.

Nhìn chung đều thiếu hiệu quả

Nhiều chuyên gia chính sách đánh giá các lệnh trừng phạt không đủ mạnh, minh chứng là kinh tế Nga vẫn tăng trưởng. Nhà kinh tế Eswar Prasad (Đại học Cornell) cho rằng khả năng tránh trừng phạt của Nga, “cửa thoát hiểm” mà Trung Quốc đem lại cộng thêm tình trạng bế tắc xung quanh vấn đề viện trợ Ukaine ở Quốc hội Mỹ làm cho sự trừng phạt yếu đi đáng kể.

Ban đầu khi phương Tây đình chỉ mọi chuyến bay và đồng rúp mất giá kỷ lục, người dân Nga quả thực đã hoảng loạn. Ngân hàng trung ương Nga phải tăng lãi suất cơ bản lên 20% để ổn định nội tệ, đẩy chi phí đi vay lên cao.

Qua 2 năm, Tổng thống Putin vẫn nắm quyền, sự trừng phạt chưa thể khiến người Nga yêu cầu chấm dứt chiến tranh. Loạt thương hiệu phương Tây dần bị thay thế, giá cả hàng hóa tăng lên. Lãi suất hiện ở mức 16% nên một số người đành trì hoãn kế hoạch mua căn hộ. Du lịch Mỹ hoặc châu Âu trở nên vô cùng đắt đỏ vì không có chuyến bay thẳng. Đồng rúp còn yếu. Tuy nhiên nhiều người Nga không đi du lịch châu Âu, không dùng sản phẩm phương Tây. Họ cho rằng sự trừng phạt giúp đất nước tăng tính tự chủ.

Bế tắc ở Quốc hội Mỹ

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson chưa chịu đưa dự luật viện trợ nước ngoài 95,3 tỉ USD (trong đó 60 tỉ USD cho Ukraine) mà Thượng viện Mỹ đã thông qua ra bỏ phiếu. Tình hình hiện tại ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu của Ukraine.

Nhà nghiên cứu Dara Massicot (Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie) xác định chênh lệch về nhân lực và hỏa lựa giữa Nga với Ukraine lần lượt là 2-1 và 5-1. Lệnh trừng phạt mới nhất chỉ có thể hạn chế năng lực sản xuất trong tương lai của các nhà máy Nga chứ không thu hẹp được khoảng cách hiện tại.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu quả các lệnh trừng phạt Nga không như mong đợi