Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Công thương TP.HCM) cảnh báo hàn the đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1998 vì có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng da và ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy dinh dưỡng và ngộ độc gan.
Câu chuyện văn hóa

Hiểm họa từ trào lưu uống hàn the để giảm viêm đau khớp

Tiểu Vũ 11/07/2024 16:25

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Công thương TP.HCM) cảnh báo hàn the đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1998 vì có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng da và ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy dinh dưỡng và ngộ độc gan.

Hiểm họa từ trào lưu uống hàn the để giảm viêm, đau khớp trên mạng xã hội

Trong thời gian gần đây, xuất hiện nhiều video trên mạng xã hội chia sẻ thông tin về việc uống nước pha hàn the có thể giảm đau viêm khớp, mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy hàn the thực sự có tác dụng. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người theo đuổi cách làm này, đe dọa đến sức khỏe bởi hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính và mạn tính, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chị D.N.L (TP.HCM), chia sẻ: “Tôi đã suy nghĩ gửi thông tin về hàn the cho gia đình vì có người thân mắc bệnh viêm khớp, nhưng sau khi tìm hiểu thêm trên các trang tin chính thống, tôi biết rằng hàn the không an toàn cho sức khỏe. Tôi may mắn không gửi thông tin sai lệch đó đi, tránh được hậu quả đáng tiếc”.

Mạng xã hội cũng lan truyền những video khuyến khích uống hàn the để chữa bệnh, nhưng thiếu kiểm chứng khoa học. Bà N.T.M, một người bị đau thấp khớp lâu năm, thử uống hàn the và bị các triệu chứng như nôn ói và khó chịu.

hiem-hoa-tu-trao-luu-uong-han-the-de-giam-viem-dau-khop-tren-mang-xh-4-.jpg
Mạng xã hội lan truyền những video khuyến khích uống hàn the để chữa bệnh, nhưng thiếu kiểm chứng khoa học - Ảnh: Chụp màn hình

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền cũng cảnh báo rằng hàn the đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1998 vì có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng da, ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy dinh dưỡng và ngộ độc gan.

Thực tế, việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh từ các nguồn không đáng tin cậy trên mạng xã hội đã dẫn đến nhiều trường hợp biến chứng và nguy hiểm. Do đó, khi cần điều trị bệnh, mọi người nên tới các cơ sở y tế hợp pháp để được tư vấn và điều trị chính xác. Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc và không được chứng minh an toàn chỉ có thể gây nguy hiểm thêm cho sức khỏe.

Clip hiểm họa từ trào lưu uống hàn the để giảm viêm, đau khớp trên mạng xã hội:

Bẫy gia công tại nhà và những cú lừa

Để tăng thêm thu nhập, chị L.N.T ở TP.HCM đã tìm kiếm công việc gia công tại nhà thông qua mạng xã hội. Chị được lời giới thiệu làm các công việc đơn giản như cắt chỉ may thừa quần áo. Họ hứa rằng chỉ cần ngồi ở nhà là có thể kiếm hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày. Nhưng sau khi chuyển khoản tiền cọc, kẻ lừa đảo đã ngừng liên lạc và biến mất không để lại dấu vết.

Chị cho biết: “Họ hứa rằng tôi có thể kiếm từ 400.000 đến 500.000 đồng mỗi ngày chỉ trong 4 đến 5 tiếng làm việc/ngày, điều này thật sự hấp dẫn. Khi họ yêu cầu chuyển khoản tiền cọc trước là 1 triệu 2, sự hy vọng sắp có việc và thu nhập đã lấn át lý trí và tôi đã chuyển khoản. Nhưng sau đó, tôi không nhận được bất kỳ sản phẩm nào và không thể liên lạc được với họ”.

Kịch bản chung là các cá nhân hay tổ chức sử dụng quảng cáo để mô tả công việc làm tại nhà với lương cao, không yêu cầu di chuyển nhiều và có thể giao hàng tận nơi. Họ hứa thanh toán sau khi công việc hoàn thành, sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau để thu hút người cần tìm việc. Tuy nhiên, thực tế là họ yêu cầu người lao động đóng một khoản tiền cọc trước khi bắt đầu công việc, sau đó sử dụng các chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền hoặc đưa "con mồi" tham gia vào các hoạt động đầu tư đa cấp hoặc vay tiền không rõ ràng.

hiem-hoa-tu-trao-luu-uong-han-the-de-giam-viem-dau-khop-tren-mang-xh-3-(1).jpg
Nhiều người đã bị sập bẫy lừa đảo trên mạng xã hội - Ảnh minh họa

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Trưởng bộ môn Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM lý giải: “Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thường là dùng những công việc đơn giản như ráp bút bi, dán bao lì xì hoặc làm bông hoa giả để dụ dỗ những người có nhu cầu tìm việc. Họ yêu cầu người lao động đặt cọc trước để nhận nguyên vật liệu làm việc. Sau khi nhận tiền, họ sẽ biến mất hoặc dùng chiêu dụ dỗ để lấy thêm tiền từ nạn nhân”.

Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo khi tìm việc làm, người tìm việc cần nâng cao kỹ năng và kiến thức về quy trình tuyển dụng, cũng như giữ bình tĩnh và cẩn trọng trước những đề xuất quá hấp dẫn. Tránh giao dịch chuyển tiền qua mạng nếu không chắc chắn về tính xác thực của công việc và người tuyển dụng.

Clip bẫy gia công tại nhà và những cú lừa:

Lời cảnh báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời cảnh báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội…

Chương được phát lúc 19 giờ 50 thứ hai hằng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

Bài liên quan
Trang web ‘Dấu hiệu lừa đảo’ giúp người dùng nhận biết về lừa đảo trực tuyến
Trang web giúp người dùng có những kiến thức, kỹ năng để tránh được các tình huống lừa đảo phổ biến trên không gian mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
22 phút trước Sự kiện
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24.11.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiểm họa từ trào lưu uống hàn the để giảm viêm đau khớp