Một cuộc khảo sát mới đây của Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty) đã chỉ ra rằng, hầu hết người dân trên thế giới đều sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn vào quốc gia của họ.
Cụ thể, trong số 27.000 người thuộc 27 quốc gia toàn cầu tham gia một cuộc khảo sát củaTổ chức Ân xá quốc tế, có 80% chào đón người tị nạn. Amnesty cũng đã dựa trên số dân cư chấp nhận người tị nạn của mỗi quốc gia để đánh giá mức độ nồng nhiệt của quốc gia đó trên thang điểm 100.
Trong bảng xếp hạng, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu khi có đến 46% người Trung Quốc được hỏi chào đón người tị nạn và thậm chí còn sẵn sàng đón người tị nạn về nhà mình, đạt 85 điểm. Tiếp theo sau là Đức với 84 điểm và Anh với 83 điểm.
Trung Quốc và Nga cùng có một điểm chung, đó là vẫn chưa đón nhận bất cứ người tị nạn Syria nào từ khi chiến tranh nổ ra ở Aleppo. Nhưng khi được hỏi, 96% người dân Trung Quốc cho biết họ chào đón người tị nạn vào Trung Quốc; 46% sẵn sàng đón người tị nạn về nhà mình. Tuy nhiên, người dân Nga thì ngược lại, khi có đến 61% người được hỏi phản đối việc cho người tị nạn vào Nga.
Còn tại Đức, quốc gia đã đón nhận hàng triệu người di cư, 96% người dân được hỏi vẫn sẵn sàng đón nhận thêm người tị nạn, 3% không chào đón người tị nạn. Ngoài Đức, người dân của một số quốc gia vốn đã đón nhận một số lượng lớn người di cư nhưng vẫn chấp nhận đón thêm nữa, trong đó có Hy Lạp (65 điểm), Jordan (61 điểm).
Theo ông Salil Shetty, Thư ký Amnesty, “kết quả khảo sát đã vượt quá mong đợi. Người dân có vẻ tuân thủ những cam kết quốc tế tốt hơn chính phủ nước họ”.
Đây là lần đầu tiên việc đón nhận người tị nạn được khảo sát. Theo đánh giá của Amnesty, khảo sát này đã phản ánh sự tương phản hoàntoàn về thái độ đối với người tị nạn của các chính trị gia với người dân thường.
Ông Salil cho biết:“Bảng khảo sát này đã phản ánh trò chơi chính trị mà các chính trị gia đang chơi với những người tị nạn đáng xấu hổ đến nhường nào. Chính phủ các nước nên xem xét đến kết quả khảo sát, vì nó đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người dân đều sẵn sàng để đón nhận người tị nạn. Họ xem chuyện khủng hoảng di cư là chuyện của bản thân mình”.
Trong nhiều năm qua, các cuộc xung đột ở khắp nơi trên thế giới mà chủ yếu tập trung ở châu Phi và Trung Đông đã đẩy hàng triệu người dân vào cảnh phải tị nạn ở nước ngoài. Vậy mà nhiều quốc gia châu Âu lại đang áp dụng nhiều biện pháp để ngăn cản người tị nạn, trong đó có cả biện pháp “đóng cửa biên giới”. Một vài chính phủ khác như Kenya thậm chí còntrả người tị nạn về nước hay đe dọa đóng cửa trại tị nạn lớn nhất thế giới tại nước này.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng chấp nhận đón người tị nạn về nhà mình. Tính trung bình thì cứ 10 quốc gia thì chỉ có 1 quốc gia có nhiềingười dân muốn đón người tị nạn về nhà, như Trung Quốc (46%), Anh (47%).
Cẩm Bình (theo CS Monitor)