Ngôi nhà kiểu "hang động" mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng ở và rèn luyện ý chí thời trai trẻ đang hút khách du lịch, nhưng bạn cùng phòng thời ấy của ông nói sự chú ý thái quá về ngôi nhà không hề tốt cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.

'Hang phấn đấu' của ông Tập Cận Bình hút khách du lịch

Cẩm Bình | 11/08/2018, 13:57

Ngôi nhà kiểu "hang động" mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng ở và rèn luyện ý chí thời trai trẻ đang hút khách du lịch, nhưng bạn cùng phòng thời ấy của ông nói sự chú ý thái quá về ngôi nhà không hề tốt cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Khi cố lãnh đạo Mao Trạch Đông phát động phong trào đưa thanh niên về nông thôn “cải tạo” tư tưởng, ông Tập và ông Lôi Bình Sinh được đưa đến làng Lương Gia Hà (tỉnh Thiểm Tây) hồi năm 1969.

Ngôi nhà kiểu hang động mà cả hai ông Tập-Lôi từng sống nay đã trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều đoàn khách du lịch từ khắp đất nước Trung Quốc đổ về đây tham quan. Sựnổi tiếng của ngôi nhà làm dấy lên lo ngại về chủ nghĩa sùng bái cá nhân.

Theo ông Lôi, nay đã 68 tuổi: “Mức độ quan tâm mà người dân dành cho Lương Gia Hà cần phải được kiềm chế lại, để tốt cho Chủ tich Tập. Ngôi nhà không có gì khác lạ hơn nơi hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình từng ở. Một số cán bộ không biết hay phóng đại”.

Trước đó từng có nhóm nhà khoa học Thiểm Tây tổ chức nghiên cứu xem thời gian sống tại Lương Gia Hà có ảnh hưởng ra sao đến những chính sách của ông Tập. Nghiên cứu này nhận phải chỉ trích từ truyền thông nước ngoài lẫn giới học thuật Trung Quốc, và sau đó chìm vào quên lãng.

Hai ông Lôi Bình Sinh (ngoài cùng bên trái) và Tập Cận Bình (thứ hai từ trái sang) thời sống ở nông thôn - Ảnh: Handout

Tuy vậy, Lương Gia Hà vẫn là nơi người dân, trong đó có không ít đảng viên cộng sản Trung Quốc(CPC)đổ về nhằm bày tỏ lòng tôn kính với ông Tập.

Làng Lương Gia Hà còn trang bị 50 xe điện chở khách đi tham quan,thuê khoảng 40 huớng dẫn viên (hầu hết là phụ nữ) để thuyết minh cho du khách về những câu chuyện thời trẻ của ôngTập, như chuyện ôngquyết tâm vào đảngdù đơn xin nhiều lần bị từ chối,do cha của ông(ông Tập Trọng Huân) bị giam giữ thời kỳCách mạng văn hóa (1966-1976).Hoặc chuyện ôngTập đến làng với hành lý đầy sách, học tập đến khuya muộn dưới ánh sáng đèn lờ mờ.

Trong khoảng thời gian 1950-1976, có khoảng 12-18 triệu thanh niên thành thị về vùng quê lao động. Đây là trải nghiệm định hình cuộc sống của cả một thế hệ.

Ông Lôi đón một đoàn khách đến Lương Gia Hà - Ảnh: SCMP

ÔngTập thường nhớ lại lúc sống tại Lương Gia Hà. Ông từng viết trong một bài báo trên trang củaTân Hoa Xã: “Không gì tôi luyện một người tốt bằng khó khăn. Bảy năm sống khổ cực ở nông thôn là một trải nghiệm tuyệtvời với tôi. Sau này mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều tự nhủ bản thân đủ sức giải quyết”.

Ông Lôi là bạn cùng phòng thân thiết của ôngTập. Cả hai cùng là học sinh trường trung học Bát Nhất (Bắc Kinh) và cùng có cha bị bắt giam thời kỳđó.

Cũng như ôngTập, ông Lôi khẳng định những năm tháng sống ở Lương Gia Hà là chương quan trọng trong cuộc đời. Ông tin rằng trải nghiệm thời tuổi trẻ đã giúp Chủ tịch Tập chuẩn bị cho sự nghiệp chính trị tương lai.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Ông Tập Cận Bình kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính 'bao trùm' khi rạn nứt Trung - Mỹ ngày càng lớn
Trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị Internet thế giới thường niên, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính “bao trùm” khi những rạn nứt giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Hang phấn đấu' của ông Tập Cận Bình hút khách du lịch