Tại Triển lãm quốc tế về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Việt Nam, các doanh nghiệp Đài Loan mang đến hàng loạt máy móc, công cụ tiên tiến phục vụ việc “chuyển đổi xanh”, tiết kiệm năng lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất.
Khoa học - công nghệ

Hàng loạt máy móc thiết bị ‘chuyển đổi xanh’ của Đài Loan có mặt tại MTA Việt Nam

Nhật Hạ 02/07/2024 22:19

Tại Triển lãm quốc tế về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Việt Nam, các doanh nghiệp Đài Loan mang đến hàng loạt máy móc, công cụ tiên tiến phục vụ việc “chuyển đổi xanh”, tiết kiệm năng lượng và gia tăng hiệu quả sản xuất.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu máy móc công cụ lớn thứ 5 của Đài Loan (Trung Quốc).

Năm 2023, xuất khẩu máy công cụ của Đài Loan đạt trị giá 2,599 tỉ USD. Trong đó, riêng thị trường Việt Nam chiếm 71,36 triệu USD. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, xuất khẩu máy công cụ của Đài Loan sang Việt Nam là 33,94 triệu USD (tăng 18,1%), đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Đài Loan đối với các sản phẩm này.

Sự tăng trưởng này cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đài Loan trong việc hỗ trợ nâng cấp công nghiệp của Việt Nam thông qua các sản phẩm máy công cụ chất lượng cao, phản ánh sự hợp tác kinh tế ngày càng sâu sắc giữa hai đối tác thương mại trong bối cảnh Việt Nam đang phục hồi kinh tế.

mtaday1-12.jpg
Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM cùng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Đài Loan tại MTA Việt Nam 2024

Ông Chang Wen-Chung, Giám đốc Bộ phận Kinh tế của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM, nhấn mạnh rằng Việt Nam - được Ngân hàng Thế giới gọi là “công xưởng thế giới mới”, đang trên đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 5,5% vào năm 2024.

Thị trường máy móc Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp. Chính phủ Việt Nam tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gần đây, Việt Nam đã công bố cam kết quan trọng nhằm đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong ngắn hạn, Việt Nam đặt mục tiêu giảm mức phát thải CO2 cơ bản vào năm 2030. Ngoài ra, Bộ GTVT Việt Nam đã vạch ra triển vọng cho ngành ô tô trong nước tăng trưởng đến năm 2035. Các mục tiêu phát triển rõ ràng ưu tiên và khuyến khích sản xuất các loại phương tiện thân thiện với môi trường.

img_1252-lon(1).jpeg
Những thiết bị máy móc chế tạo thông minh, tiên tiến và hướng đến việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Đài Loan được giới thiệu tại MTA - Ảnh: K.T

Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), nhu cầu thị trường máy móc trong nước có thể đạt 310 tỉ USD vào năm 2030, phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Với kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam đạt 23,158 tỉ USD vào năm 2023 và là chủ thể xuất khẩu máy công cụ lớn thứ 5 thế giới, Đài Loan hy vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuỗi cung ứng của Việt Nam tăng cường nỗ lực theo đà tăng trưởng này.

Đài Loan có nền tảng vững chắc về thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông cũng như chuỗi cung ứng máy công cụ hoàn chỉnh. Do đó, các công ty Đài Loan rất thành thạo trong việc cung cấp các giải pháp sản xuất thông minh tùy chỉnh trong thời gian ngắn.

Hàng loạt máy móc cơ khí chế tạo phục vụ cho "chuyển đổi xanh" của Đài Loan có mặt tại MTA Vietnam 2024

Tại Triển lãm quốc tế về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Vietnam 2024 đang diễn ra tại SECC (Q.7, TP.HCM), Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã hợp tác với Hiệp hội Chế tạo máy công cụ Đài Loan (TMBA) và Hiệp hội Vòng bi & Truyền động Đài Loan (TBT) đã thành lập một gian hàng chung với 65 doanh nghiệp đến từ Đài Loan.

Ngoài ra, TAITRA còn thành lập Gian hàng sản xuất thông minh cung cấp những thông tin chi tiết về cắt kim loại, gia công kim loại, tự động hóa và linh kiện.

Tại triển lãm MTA Vietnam 2024, một số máy móc, thiết bị nổi bật, hướng đến việc chuyển đổi xanh, tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp Đài Loan thu hút sự chú ý như: Hiwin mang đến vít bi thông minh i4.0BS, giúp giảm 50% mức tiêu thụ điện và thời gian khởi động, cùng với bàn quay động cơ mô-men xoắn; trạm sạc EV, pin lithium EV, hộp số và ứng dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn, hàng không vũ trụ.

mtaday1-6.jpg
Khách tham quan tại Gian hàng sản xuất thông minh Đài Loan

Super Air cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống máy nén khí và giới thiệu Super Trap, một loại cống tiết kiệm năng lượng; Chin Fong trình diễn cách máy ép servo của họ có thể làm giảm mức tiêu thụ điện năng tới 45%. Ngoài ra, tính năng iFormingPMS tích hợp AI và các công cụ dữ liệu mở rộng để giám sát thiết bị theo thời gian thực, bảo trì dự đoán và tối ưu hóa sản xuất; Super Air cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống máy nén khí và giới thiệu Super Trap, một loại cống tiết kiệm năng lượng được sản xuất tại Đài Loan.

GMW trưng bày máy cuộn dây động cơ đặc trưng, thể hiện sự hợp tác với các nhà cung cấp hệ thống truyền động EV nổi tiếng nhằm thiết lập dây chuyền sản xuất stator động cơ kéo có năng suất cao; Syntec giới thiệu các giải pháp tích hợp servo trục chính, động cơ tuyến tính và động cơ truyền động trực tiếp cao cấp, tăng thêm giá trị cho dây chuyền sản xuất tự động bằng cách cung cấp các giải pháp tích hợp.

Các phiên cắt và tạo hình kim loại có sự góp mặt của Taiwan Combitech, nêu bật các thương hiệu/sản phẩm chính của Đài Loan trong lĩnh vực gia công và tạo hình kim loại.

Triển lãm quốc tế về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Vietnam 2024 chính thức khai mạc vào ngày 2.7 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC, Q.7, TP.HCM). Sự kiện sẽ kéo dài đến ngày 5.7.

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam - bày tỏ niềm vui mừng khi tiếp tục đồng hành cùng MTA Việt Nam 2024.

Theo ông Quân, đây là năm thứ 20 Hội đồng hành cùng triển lãm và các doanh nghiệp, cùng phát triển công nghiệp tiên tiến, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa của quốc gia, đồng thời Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp quốc tế, cũng như việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt máy móc thiết bị ‘chuyển đổi xanh’ của Đài Loan có mặt tại MTA Việt Nam