Theo dự thảo Luật Dữ liệu, nhà nước ưu tiên việc ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu trên cơ sở đảm bảo bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…
Khoa học - công nghệ

Ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, khai thác dữ liệu

Nhật Anh 01/07/2024 20:15

Theo dự thảo Luật Dữ liệu, nhà nước ưu tiên việc ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu trên cơ sở đảm bảo bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…

Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với dự thảo Luật Dữ liệu.

Theo Bộ Công an, việc xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu nhằm mục đích tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Dự thảo luật gồm 7 chương, 65 điều và áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động về dữ liệu tại Việt Nam.

Trong đó, dự thảo Luật Dữ liệu đề cập tới nội dung nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghiêm cấm việc thu thập, cung cấp, sử dụng, truy cập, tiết lộ, hiển thị, phát tán, chia sẻ trái pháp luật dữ liệu; giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; gian lận, chiếm đoạt hoặc sử dụng dữ liệu trái pháp luật.

image001.jpg
Việc xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu nhằm phục vụ phát triển Chính phủ số - Ảnh: Internet

Nghiêm cấm việc cố ý cung cấp thông tin sai lệch hoặc không cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật; kinh doanh, mua bán, trao đổi dữ liệu trái pháp luật; phát triển, kinh doanh, lưu hành sản phẩm, dịch vụ dữ liệu xâm phạm an ninh, quốc phòng, quyền riêng tư của cá nhân, thuần phong mỹ tục Việt Nam...

Đặc biệt, trong dự thảo Luật Dữ liệu có đề cập tới nội dung “Ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu”.

Cụ thể, Nhà nước ưu tiên việc ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu trên cơ sở đảm bảo bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân và các tổ chức khác.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa ra các sáng kiến, phát triển sản phẩm dịch vụ sáng tạo liên quan đến nâng cao năng lực, hiệu năng hoạt động xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu.

Theo dự thảo Luật Dữ liệu, nguyên tắc trong phát triển, ứng dụng công nghệ trong xử lý, quản trị, quản lý, sử dụng, khai thác dữ liệu, gồm Không sản xuất nội dung bị cấm bởi quy định của pháp luật. Sử dụng các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với chủ thể dữ liệu liên quan đến các vấn đề về dân tộc, tín ngưỡng, quốc gia, khu vực, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, sức khỏe.

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức kinh doanh, giữ bí mật thương mại; không được sử dụng thuật toán, dữ liệu, nền tảng và các lợi thế khác để thực hiện hành vi cạnh tranh độc quyền, không lành mạnh.

Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không được gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất, tâm lý của người khác; không được xâm phạm quyền và lợi ích của người khác về chân dung, uy tín, danh dự, quyền riêng tư hoặc thông tin cá nhân.

Chiến lược về phát triển ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu là một nội dung trong Chiến lược dữ liệu quốc gia…

Bài liên quan
ĐBQH kỳ vọng khai phá tiềm năng KH-CN từ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
ĐBQH Tạ Đình Thi đánh giá cao việc cho phép các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn TP.Hà Nội được thành lập doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng KH-CN trong xử lý, quản lý, khai thác dữ liệu