Dù tính đến thời điểm hiện tại, quy hoạch điều chỉnh cảng hàng không này vẫn chưa được duyệt nhưng hàng loạt đơn vị trong nước “xếp hàng" xin được đầu tư dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Hàng loạt doanh nghiệp xin thực hiện dự án mở rộng Tân Sơn Nhất

Nam Phong | 26/04/2017, 13:02

Dù tính đến thời điểm hiện tại, quy hoạch điều chỉnh cảng hàng không này vẫn chưa được duyệt nhưng hàng loạt đơn vị trong nước “xếp hàng" xin được đầu tư dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, có tới 4 đơn vị doanh nghiệp trong nước bày tỏ xin được thực hiện dự án nói trên. Trong đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương (IPP) đề xuất được cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện đầu tư nhà ga hành khách T4 theo đúng quy hoạch và chủ trương được duyệt, đồng thời cam kết hoàn thành sau 18 tháng kể từ ngày khởi công dự án.

IPP chính là công ty của “ông trùm” Jonathan Hạnh Nguyễn, đang là cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần nhà ga quốc tế Cam Ranh hay là cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Đơn vị thứ 2 trong danh sách nhà đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) và Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Thăng Long TJC (AHT-TJC). AHT hiện đang là chủ đầu tư dự án nhà ga quốc tế Đà Nẵng, dự án xã hội hóa đầu tiên trong lĩnh vực hạ tầng hàng không.

Phía ATH cũng đưa ra lộ trình nếu được phê duyệt làm nhà đầu tư sẽ thành lập công ty dự án ngay trong tháng 6.2017. Đơn vị này cam kếtnộp đủ vốn đầu tư theo quy định, hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng cho dự án trước khi khởi công; hoàn thành dự án trong tháng 12.2018 và chạy thử một tháng trước khi chính thức vận hành dự án trước Tết Nguyên đán 2019.

Hai nhà đầu tư còn lại chính là hai hãng hàng không đang nắm giữ thị phần hành khách lớn nhất của Việt Nam là Vietnam Airlines và Vietjet Air với mục tiêu “rót vốn” vào dự án nhà ga T4 để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện đồng bộ dây chuyền khai thác, vận chuyển hàng không.

Được biết, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang giao Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu, đề xuất dự án cũng như phương án lựa chọn nhà đầu tư.

Theo thống kê, năm 2016, lượng hành khách qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đạt 32,5 triệu khách. Cảng hàng không này đang quá tải với con số vượt 4,5 triệu lượt khách so với năng lực hiện có. Theo dự báo, trong các năm tới, nhu cầu tăng trưởng của Tân Sơn Nhất vẫn đạt trung bình từ 15%/năm trở lên.

Tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành vấn đề bức thiết, khiến Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cùng với Nội Bài chính là hai cảng hàng không khai thác có lãi trong tổng số 22 cảng của ACV.

Hiện Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng cho 50 vị trí đỗ máy bay trong khi nhu cầu là 67 vị trí. Vấn đề này sẽ cơ bản được giải quyết sau khi triển khai dự án xây dựng sân đỗ tại 21ha đất mà quân đội bàn giao.Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không cho biết trong năm 2017, Cục Hàng không sẽ phải hoàn tất việc đầu tư xây dựng đường lăn, sân đỗ khu vực 21ha.

Dự kiến sẽ xây thêm từ 30-35 vị trí đậu máy bay. Tùy theo nhu cầu của các hãng hàng không mà Cục sẽ tính toán bố trí các vị trí đậu cho từng loại máy bay.

Theo dự kiến trong năm 2018, với các hạng mục xây dựng thêm sẽ nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-50 triệu hành khách/năm.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt doanh nghiệp xin thực hiện dự án mở rộng Tân Sơn Nhất