Đài CNN đưa tin đầu tuần qua, hai tàu sân bay Ấn Độ dẫn đầu nhóm tác chiến của mình phối hợp hoạt động trên biển Ả Rập – phô diễn năng lực hàng hải đáng gờm lẫn khả năng triển khai sức mạnh quân sự quanh Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Ấn Độ tập trận cùng nhau

Cẩm Bình | 15/06/2023, 20:57

Đài CNN đưa tin đầu tuần qua, hai tàu sân bay Ấn Độ dẫn đầu nhóm tác chiến của mình phối hợp hoạt động trên biển Ả Rập – phô diễn năng lực hàng hải đáng gờm lẫn khả năng triển khai sức mạnh quân sự quanh Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.

Giới phân tích chỉ ra đây là thành tựu lớn mà lâu nay chỉ có hải quân Mỹ đạt được. Theo nhà nghiên cứu Nick Childs (Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế): “Đây không phải thành tựu nhỏ. Hải quân Ấn Độ thuộc số ít hải quân trên thế giới vận hành nhiều hơn một tàu sân bay”.

Thông cáo báo chí của hải quân Ấn Độ cho biết tàu INS Vikramaditya và INS Vikrant dẫn đầu cuộc tập trận với hơn 35 máy bay cùng một loạt tàu các loại.

“Việc hai nhóm tác chiến tàu sân bay thành công hoạt động cùng nhau là minh chứng hùng hồn cho vai trò then chốt của không lực trên biển trong uy trì ưu thế hàng hải”, theo hải quân Ấn Độ.

INS Vikrant do Ấn Độ tự đóng, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 năm ngoái. INS Vikramaditya được mua từ Nga, đi vào hoạt động vào năm 2013.

india.jpg
INS Vikrant và INS Vikramaditya phối hợp hoạt động trên biển Ả Rập - Ảnh: Indian Navy

Sau khi có INS Vikrant, cường quốc Nam Á gia nhập danh sách quốc gia đưa tàu sân bay tự đóng vào hoạt động - cùng với Anh và Trung Quốc - trong 3 năm trước đó. Tuy nhiên Anh và Trung Quốc vẫn chưa cho hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động cùng nhau.

Chuyên gia Collin Koh (Học viện quan hệ quốc tế S.Rajaratnam) nhận định: “Hải quân Ấn Độ có kinh nghiệm lẫn chuyên môn hàng thập kỷ trong hoạt động tác chiến với tàu sân bay. Đây có lẽ là lợi thế chính với hải quân Trung Quốc - đối thủ chính của họ ở lĩnh vực này - mặc dù chương trình tàu sân bay Trung Quốc phát triển nhanh hơn”.

Trung Quốc hiện có tàu Liêu Ninh, Sơn Đông đang hoạt động. Tàu Phúc Kiến đã được hạ thủy nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động.

Cựu sĩ quan hải quân Mỹ Carl Schuster cũng khẳng định: “Nên nhớ rằng hải quân Ấn Độ được đào tạo bài bản, kỷ luật cao, giỏi chuyên môn”.

Hải quân Ấn Độ trong thông cáo báo chí gọi các tàu sân bay là “sân bay nổi”, đồng thời nhấn mạnh chúng mang đến cho “bạn bè” sự đảm bảo rằng họ rất có năng lực và sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu an ninh tập thể trong khu vực.

Nhưng dù chứng minh được năng lực vận hành INS Vikramaditya và INS Vikrant, nhưng chương trình tàu sân bay Ấn Độ vẫn nhận phải hoài nghi.

Nhà nghiên cứu Childs còn nghi ngờ khả năng hoạt động thực tế của các tàu. Ông phát hiện trên boong tàu INS Vikramaditya và INS Vikrant chỉ có ít chiến đấu cơ.

“Điều này cho thấy số lượng máy bay hoặc năng lực tàu còn hạn chế”, theo nhà nghiên cứu Childs.

Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Ấn Độ tập trận cùng nhau