Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ đang bước vào mùa "làm ăn" lớn nhất trong năm. Nhìn chung, thị trường hàng hóa Tết Giáp Thìn 2024 dồi dào, đa dạng chủng loại.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Hai 'đầu tàu' kinh tế của cả nước chuẩn bị hàng tết thế nào?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung 16/12/2023 09:25

Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ đang bước vào mùa "làm ăn" lớn nhất trong năm. Nhìn chung, thị trường hàng hóa Tết Giáp Thìn 2024 dồi dào, đa dạng chủng loại.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai kế hoạch phục vụ Tết. Tổng trị giá dự trữ các nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu cao trong dịp tết trên 40.000 tỉ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023.

hinh-anh-1.jpg
Các doanh nghiệp đang gấp rút nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Giáp Thìn 2024 - Ảnh: TN

Bên cạnh việc dự trữ hàng hóa, các doanh nghiệp cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá qua đó kích cầu tiêu dùng cuối năm. TP sẽ có khoảng 40 hoạt động giao thương và kết nối, hỗ trợ giới thiệu hơn 3.000 sản phẩm OCOP từ các tỉnh, thành phố khác vào thị trường Hà Nội, và kết nối tiêu thụ hơn 500.000 tấn hàng hóa. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, tuần hàng, lễ hội... cũng được thực hiện để đưa sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng một cách đầy đủ và kịp thời.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết đã chủ động dự trữ nhiều mặt hàng cho dịp tết, bao gồm các sản phẩm mang thương hiệu Hapro như gạo, hạt điều rang, rượu vang, các loại thực phẩm chế biến và hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm.... Doanh nghiệp dự kiến tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỉ đồng.

Năm nay, lượng hàng tại hệ thống siêu thị Co.op Mart ở Hà Nội sẽ tăng khoảng 30% so với cùng kỳ và tăng 50% so với ngày bình thường. Vissan dự kiến cung ứng ra thị trường gần 1.100 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% so với cùng kỳ và 3.800 tấn thực phẩm chế biến. Lượng hàng dự trữ chiếm khoảng 10-20% sản lượng. Ngoài việc bảo đảm bình ổn giá, doanh nghiệp còn giảm giá từ 10-20% các sản phẩm thiết yếu vào các ngày cuối tuần.

UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các địa phương bố trí địa điểm cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng và tổ chức các hội chợ, chợ hoa. Cùng với đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cũng chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa để không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá hoặc tồn đọng sau tết.

Cùng với Thủ đô, TP.HCM cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng để cung ứng hàng hóa phục vụ người dân trong dịp tết. Các doanh nghiệp đã chuẩn bị hàng hóa trị giá hơn 22.000 tỉ đồng cho 2 tháng trước, trong và sau tết, trong đó hàng bình ổn thị trường có giá trị 8.500 tỉ đồng.

Lượng hàng bình ổn chiếm từ 25% đến 43% nhu cầu thị trường, với dự kiến cung ứng hàng tháng lớn, bao gồm 7.000 tấn gạo. Bình quân mỗi tháng, các doanh nghiệp bình ổn thị trường dự kiến cung ứng 7.000 tấn gạo, 70 triệu quả trứng gia cầm, 2.000 tấn đường, 1.000 tấn thực phẩm chế biến, 2.000 tấn dầu ăn, 10.000 tấn rau củ quả, 6.000 tấn thịt gia súc, 8.000 tấn thịt gia cầm, 200 tấn thủy hải sản...

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẵn sàng phương án tăng sản lượng trong tình huống cần thiết, tổ chức bán hàng lưu động để xử lý biến động bất thường, thiếu hàng cục bộ, kiên quyết không để xảy ra thiếu hàng, mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống.

Tại 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, lượng nông sản cung ứng đạt bình quân 7.600 tấn/ngày. Dự kiến, vào thời điểm cận tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000 - 15.000 tấn/ngày.

Hiện trên địa bàn TP.HCM có 48 trung tâm thương mại, 267 siêu thị và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán năm 2024, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố đã ký kết hợp đồng thu mua với nhà cung cấp, chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ tết. Các đơn vị sẵn sàng phương án tăng lượng hàng từ 2 - 3 lần so với ngày thường; đồng thời có phương án kéo giãn thời gian hoạt động để đảm bảo nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng.

Đại diện Saigon Co.op chia sẻ từ giữa tháng 12.2023, những chương trình khuyến mãi, ưu đãi tết sẽ mở màn chuỗi bằng các hoạt giảm giá trực tiếp từ 50% - 100% cho hơn 10.000 sản phẩm tết. Chuỗi chương trình này kéo dài đến sát Tết Nguyên Đán, đặc biệt trong 10 ngày cận tết tiếp tục giảm giá sâu hơn để giảm áp lực mua sắm cho người dân. Ngoài ra, vào những ngày gần tết, hệ thống siêu thị cũng sẽ luân phiên giảm giá mạnh cho hàng nghìn sản phẩm theo thứ tự ưu tiên gồm sản phẩm vệ sinh và trang trí nhà cửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, hàng thời trang, giỏ quà tết, các loại thực phẩm ngâm, mứt và gia vị; cận tết là lạp xưởng, trái cây, thịt kho hột vịt, bánh chưng, mâm cỗ tết...

Bài liên quan
Học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 với 14 ngày
Ngày 5.8, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định về kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai 'đầu tàu' kinh tế của cả nước chuẩn bị hàng tết thế nào?