Hội đồng Cạnh tranh - cơ quan do Chính phủ thành lập, hoạt động độc lập với Bộ Công Thương cho biết thương vụ Grab thâu tóm Uber tại Việt Nam không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Grab mua lại Uber tại Việt Nam không phạm luật

19/06/2019, 14:44

Hội đồng Cạnh tranh - cơ quan do Chính phủ thành lập, hoạt động độc lập với Bộ Công Thương cho biết thương vụ Grab thâu tóm Uber tại Việt Nam không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Grab mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam từ tháng 3.2018 - Ảnh: Internet

Theo kết quả điều tra của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) từ giữa năm ngoái, việc Grab mua lại Uber ở Việt Nam dẫn đến thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. Cục cho biết, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

Đến tháng 12.2018, Cục chuyển toàn bộ báo cáo, kết luận điều tra đến Hội đồng Cạnh tranh - cơ quan do Chính phủ thành lập, hoạt động độc lập với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hồ sơ, xác minh, lấy lời khai các bên liên quan tại phiên điều trần ngày 11.6, Hội đồng xử lý vụ việc (do Hội đồng Cạnh tranh thành lập) không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Hội đồng này kết luận, việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa hai công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp.

Trong thời gian này, nếu quyết định không bị khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phí xử lý vụ việc vào ngân sách.

Với vai trò chủ quản, Bộ Công Thương sẽ giao Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nghiên cứu, đánh giá các lập luận của Hội đồng xử lý trong từng nội dung của quyết định xử lý. Nếu không đồng ý một phần hoặc toàn bộ, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định trên được ban hành.

Vào cuối tháng 3.2018, Grab đã mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% cổ phần của Grab. GrabTaxi từng gửi văn bản giải trình cho biết, thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam thấp hơn 30%. Đồng thời, Grab cho rằng các bên tham gia giao dịch "không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất tại Việt Nam".

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Grab mua lại Uber tại Việt Nam không phạm luật