Ủy ban Nobel tại Viện Karolinska (Thụy Điển) ngày 3.10 đã công bố giải Nobel đầu tiên trong năm 2016 là giải Nobel Y sinh học cho nhà khoa học người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì khám phá ra cơ chế "tự thực" của tế bào.

Giáo sư Nhật đoạt giải Nobel Y sinh học vì nghiên cứu cơ chế 'cải lão hoàn đồng'

Hà Ngọc Bách | 03/10/2016, 17:45

Ủy ban Nobel tại Viện Karolinska (Thụy Điển) ngày 3.10 đã công bố giải Nobel đầu tiên trong năm 2016 là giải Nobel Y sinh học cho nhà khoa học người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì khám phá ra cơ chế "tự thực" của tế bào.

Tên đầy đủ của giải Nobel vừa được trao làGiải Nobel Sinh lý học và Y khoa (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysiologi eller medicin).

"Tự thực" (Autophagy) là một thuật ngữHy Lạp có nghĩa là "ăn chính mình", là một quá trình tái chế tế bào trong đó các bào quan (cơ quan của tế bào) được gọi là "autophagosomes" gom (ăn) nguyên liệu nguy hiểm và chuyển chúng tới tiêu thể của tế bào để sử dụng (tiêu hóa).

"Tự thực" sẽ phá vỡ các thành phần tế bào không cần thiết thành các khối năng lượng hay protein để sử dụng khi đang có ít năng lượng hoặc chống chọi với chất độc.

Giáo sư Ohsumi được giải Nobel vinh danh vì tìm ra cơ chế hoạt động nói trên ở người, một trong những phát hiện quan trọng có thể được sử dụng để giúp cải thiện sức khỏe của con người trong tương lai.

Nếu làm chủ được cơ chế "tự thực", con người có thể chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm như HIV, đồng thời có thể kéo dài tuổi đời lâu hơn trước kia do làm "trẻ hóa" các tế bào của chính mình.

Ngoài ra việc gián đoạn cơ chế "tự thực" có thể là nguyên nhân chínhgây ra hàng loạtcănbệnh của người già như Parkinson, tiểu đường và hàng loạt các rối loạn khác.

Đột biến gen trong cơ chế "tự thực" có thể gây ra hàng loạt các bệnh di truyền cho đời sau. Việc nghiên cứu cơ chế Autophagy đang được các viện nghiên cứu lớn trên thế giới đốc thúc nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện sức khỏe, giải quyết các cănbệnh về gen tốt hơn trong tương lai.

Giáo sư Ohsumi sinh năm 1945 tại TP Fukuoka - Nhật Bản, lấy bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Tokyo năm 1974. Sau khi làm việc 3 năm tại Trường ĐH Rockefeller (Mỹ), ông trở về Trường ĐH Tokyo và thành lập nhóm nghiên cứu vào năm 1988.Kể từ năm 2009, ông là giáo sư tại Viện Công nghệ Tokyo.

Ông Ohsumi là nhà khoa học thứ sáu sinh ra tại Nhật đã đoạt giải Nobel Y học và là nhà khoa học Nhật thứ 23 đoạt các giải Nobel danh tiếng.

Theo Noble Prize, năm nay có 273 nhà khoa học được đề cử cho giải Nobel Y học. Theo tiêu chí của giải Nobel Y học, các khám phá đoạt giải phải có tầm quan trọng đặc biệt trong y học và khoa học đời sống, thay đổi các khuôn mẫu khoa học và đem lại lợi ích lớn cho con người.

Đến nay đã có tổng cộng 106 giải Nobel được trao trong lĩnh vực y học, trong đó có 12 phụ nữ đoạt giải. Ông Frederick G. Banting là nhà khoa học trẻ nhất từng giành giải thưởng này vào năm 1923 ở tuổi 32 nhờ khám phá ra insulin điều trị bệnh tiểu đường trong khi người lớn tuổi nhất từng nhận giải thưởng này là Peyton Rous với khám phá ra các virus gây khối u đoạt giải năm 1966 khi ông 87 tuổi.

Sau giải Nobel Y sinh học, các giải về Vật lý sẽ được công bố vào ngày 4.10, Hóa học vào ngày 5.10 và Hòa bình vào ngày 7.10. Các giải Kinh tế và Văn học sẽ công bố vào tuần sau.

Về tài chính mỗi giải Nobel sẽ nhận được 8 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 930.000 USD). Nếu nhiều người cùng đoạt giải thì số tiền sẽ được chia đều.

Giải Nobel Văn chương thường không bị chia sẻ.

Thiên Hà
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư Nhật đoạt giải Nobel Y sinh học vì nghiên cứu cơ chế 'cải lão hoàn đồng'