Theo một nhóm nhà khoa học do tiến sĩ Robin Naidoo thuộc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (WWF) dẫn đầu, các chiến dịch thúc đẩy cắt giảm tiêu thụ động vật hoang dã hậu đại dịch COVID-19 nên nhắm vào vài đối tượng dân chúng cụ thể thay vì toàn bộ.

Giảm tiêu thụ động vật hoang dã để ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Cẩm Bình | 09/09/2021, 12:51

Theo một nhóm nhà khoa học do tiến sĩ Robin Naidoo thuộc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (WWF) dẫn đầu, các chiến dịch thúc đẩy cắt giảm tiêu thụ động vật hoang dã hậu đại dịch COVID-19 nên nhắm vào vài đối tượng dân chúng cụ thể thay vì toàn bộ.

Nhóm đã xác định rằng làm giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã là cách triệt để góp phần giảm tiêu thụ lẫn nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai, tốt hơn biện pháp quản lý thông thường. Nhưng tác động làm thay đổi hành vi là việc khó khăn và chưa được tìm hiểu kỹ lưỡng.

“Nghiên cứu tìm hiểu điều gì thúc đẩy tiêu thụ động vật hoang dã nhận được rất ít đầu tư”, tiến sĩ Naidoo cho biết.

gwild.jpg
Buôn bán động vật hoang dã làm tăng nguy cơ mầm bệnh từ động vật lây sang người - Ảnh: SCMP

Nhằm làm rõ yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định tiêu thụ động vật hoang dã, nhóm của tiến sĩ Naidoo tiến hành khảo sát 5.000 người ở Hồng Kông, Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, hỏi họ rằng trong vòng 12 tháng qua có tiêu thụ động vật hoang dã (thú có vú, chim, bò sát...) hay không, thói quen có thay đổi do dịch COVID-19 hay không và thói quen mới nào có thể sẽ hình thành sau này.

Qua khảo sát, nhóm phát hiện nhận thức về COVID-19 càng cao, khả năng người được hỏi mua động vật hoang dã càng thấp (giảm khoảng 11 - 24%).

Nhóm còn xác định tại Hồng Kông, nếu tập trung cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức về COVID-19 với đối tượng dân số giàu có thu nhập hơn 135.000 USD/năm, tỷ lệ người thuộc đối tượng này hỏi mua động vật hoang dã trong tương lai sẽ giảm 7 - 16%.

Tại tất cả điểm khảo sát trừ Myanmar, người nghĩ rằng đóng cửa chợ động vật hoang dã có hiệu quả ngăn chặn đại dịch sắp tới nhiều khả năng sẽ trình báo hành vi buôn bán động vật hoang dã trong cộng đồng.

Dựa trên kết quả tìm hiểu trên, nhóm của tiến sĩ Naidoo kết luận người quen thuộc với chợ động vật hoang dã, hiểu rõ điều kiện nuôi nhốt nơi đó có thể được tuyên truyền để đối tượng dân số này hiểu về cách họ có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo nhóm của tiến sĩ Naidoo, một trong số nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi từ động vật sang người chính là hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ ra hơn 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã.

“Chợ truyền thống nơi động vật còn sống bị nhốt, bị giết mổ và làm sạch đem lại rủi ro mầm bệnh truyền sang người làm trong chợ hay khách hàng”, theo WHO. Tổ chức này kêu gọi các quốc gia khẩn cấp ban hành quy định ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại chợ thực phẩm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm tiêu thụ động vật hoang dã để ngăn chặn đại dịch trong tương lai