Một số người trên khắp nước Mỹ đã đăng tải lên mạng xã hội nhiều hình ảnh về quầng sáng tròn kỳ lạ xuất hiện quanh Mặt trăng rạng sáng 22.3.

Giải mã hiện tượng quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Long Hải | 23/03/2021, 16:55

Một số người trên khắp nước Mỹ đã đăng tải lên mạng xã hội nhiều hình ảnh về quầng sáng tròn kỳ lạ xuất hiện quanh Mặt trăng rạng sáng 22.3.

hao-quang1.jpg
"Hào quang Mặt trăng" do nhiếp ảnh gia Paul Kingston chụp vào năm 2016

Những người phát hiện hiện tượng này đến từ các khu vực tây bắc Arkansas, miền bắc Michigan và Chicago. Một số người chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội, đồng thời bày tỏ thắc mắc về cảnh tượng độc đáo này.

Nhưng điều gì khiến quầng ánh sáng này xuất hiện xung quanh Mặt trăng? Theo Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ, hiện tượng này thường được gọi là “hào quang Mặt trăng”, thực chất là một ảo ảnh quang học. Quầng ánh sáng hình thành khi ánh trăng khúc xạ bởi các tinh thể băng trong các đám mây ti (cirrus) trong bầu khí quyển của Trái đất.

Khúc xạ là sự thay đổi hướng của một loại sóng (trong trường hợp này là ánh sáng) khi nó trải qua sự thay đổi tốc độ. Điều này thường được quan sát thấy khi một sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác ở bất kỳ góc nào ngoài 90 độ và 0 độ.

Những đám mây ti mỏng, mảnh có thể được tìm thấy ở độ cao khoảng 6.000 mét hoặc hơn. Khi các tia sáng do Mặt trời phát ra phản xạ khỏi Mặt trăng và đi vào bầu khí quyển của Trái đất, chúng có thể gặp phải những đám mây này.

Nếu điều này xảy ra, các tia sáng có thể bị khúc xạ bởi các tinh thể băng hình lục giác, đổi hướng 22 độ so với ban đầu, theo nhà khí tượng học Sagay Galindo của WMC Action News 5. Sự khúc xạ của ánh sáng khỏi các tinh thể băng tạo ra một vầng sáng có bán kính biểu kiến xấp xỉ 22 độ xung quanh Mặt trăng.

moon2.jpg
Hình ảnh do một người dùng đăng tải trên mạng xã hội Twitter hôm 22.3

Hiện tượng này có thể xuất hiện vào bất kỳ mùa nào và được báo cáo nhiều lần trong năm. Tần suất bắt gặp hiện tượng này phụ thuộc vào số lượng mây ti trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, để nhìn thấy hào quang, các tinh thể băng trong mây ti phải sắp xếp ở vị trí thích hợp so với mắt. Điều này nghĩa là mỗi người sẽ thấy ảo ảnh quang học theo một cách khác nhau.

“Hào quang Mặt trăng” thường xuất hiện dưới dạng một vòng sáng trắng, mặc dù đôi khi chúng có thể có màu giống như cầu vồng mờ. Quầng sáng tương tự cũng có thể xuất hiện quanh Mặt trời và cơ chế hình thành hoàn toàn giống “hào quang Mặt trăng”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã hiện tượng quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng