Sau khi Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận về một số sai phạm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tờ Tiền Phong cho biết này 8.10, EVN đã ra thông cáo trả lời rằng một số kết luận trong đó là chưa chính xác.

EVN cho rằng Thanh tra Chính phủ “chưa chính xác”

Một Thế Giới | 09/10/2013, 10:30

Sau khi Thanh tra Chính phủ đưa ra kết luận về một số sai phạm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tờ Tiền Phong cho biết này 8.10, EVN đã ra thông cáo trả lời rằng một số kết luận trong đó là chưa chính xác.

           

Theo đó, vốn đầu tư ngoài công ty mẹ (EVN) được hiểu là việc EVN dùng vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối điện theo cơ chế, quy định của Nhà nước. Trước đây, khi còn là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các đơn vị này đều thuộc tổng công ty. Khi chuyển sang mô hình Tập đoàn đã có sự thay đổi: công ty mẹ là một pháp nhân; các công ty con, công ty liên kết cũng là pháp nhân như công ty mẹ. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết thông qua hình thức công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết.

Như vậy, EVN cho rằng ở đây chỉ là sự thay đổi mô hình hoạt động còn bản chất các khoản đầu tư của EVN vào các công ty con, công ty liên kết sản xuất kinh doanh điện, không phải là khoản đầu tư mới ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện.

Để thu hút cán bộ công nhân, kỹ sư có trình độ cao về làm việc tại các nhà máy trong các điều kiện khó khăn nên các nhà máy điện đều phải có khu quản lý vận hành sửa chữa, trong đó có hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân. Những nhà ở này thực chất là nhà ở công vụ, khi cán bộ công nhân không làm việc ở nhà máy phải trả lại nhà và ra khỏi khu Quản lý vận hành/nhà công vụ nàyCác nhà ở biệt thự đơn lập, song lập được xây dựng cho các chuyên gia sinh sống trong quá trình thi công nhà máy, sau khi nhà máy xây dựng xong, các chuyên gia không ở nữa sẽ chuyển thành nhà khách cho khách đến làm việc hoặc nhà ở phục vụ quản lý vận hành.

Theo EVN, việc huy động thu xếp vốn cho các công trình điện chủ yếu từ các nguồn vốn vay. Trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình, do các thủ tục để phát hành trái phiếu chậm nên không kịp với tiến độ giải ngân công trình điện. Nhưng để đảm bảo tiến độ công trình phục vụ điện cho phát triển kinh tế của đất nước nên khi có khối lượng phải thanh toán EVN đã phải ứng trước vốn sản xuất để thanh toán cho các nhà thầu. Sau khi việc phát hành trái phiếu hoàn thành lúc đó EVN thực hiện việc hoàn trả lại số vốn sản xuất trước đây đã ứng.

Do việc điều chuyển nguồn vốn các dự án đã hoàn thành nên phần lãi trái phiếu số tiền 223.909.749.578 đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện ngay trong năm tài chính thay vì hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình điện. Do đó, về tổng thể, việc hạch toán nêu trên không làm tăng chi phí sản xuất điện.

Nguồn: Tiền Phong

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN cho rằng Thanh tra Chính phủ “chưa chính xác”