Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.
Khoa học - công nghệ

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Cẩm Bình 19:21 23/04/2024

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

Tại Brazil, cứ mỗi giây lại có 16 cá thể động vật hoang dã trở thành nạn nhân dưới bánh xe. Mạng lưới đường bộ rộng lớn của quốc gia Nam Mỹ này là mối đe dọa hàng đầu của nhiều loài sống gần con người.

Trung tâm Sinh thái đường bộ Brazil (CBEE) ghi nhận mỗi năm có khoảng 475 triệu cá thể động vật có xương sống chết trên đường, đa số là động vật nhỏ như chuột lang nước, thú có mai, chồn túi.

dung.jpg
Một cá thể rắn chết trên đường phố Rio de Janeiro - Ảnh: CNA

Bị "sốc" trước thực trạng trên nên sinh viên khoa học máy tính Gabriel Souto Ferrante - đang học thạc sĩ tại Đại học Sao Paulo - bắt tay vào hành động. Trước tiên anh xác định 5 loài cỡ trung bình đến lớn có nguy cơ cao nhất gồm báo, thú ăn kiến, lợn vòi, sói bờm cùng mèo cây châu Mỹ, sau đó xây dựng cơ sở dữ liệu với hàng nghìn hình ảnh của các loài này để huấn luyện một mô hình AI nhận dạng chúng. Hàng loạt thử nghiệm đều rất thành công và nỗ lực của Ferrante được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Anh hợp tác với Viện Toán học - Khoa học máy tính (thuộc Đại học Sao Paulo).

Ferrante cho biết để nỗ lực trên trở thành hiện thực, đội ngũ phát triển cần được các đơn vị quản lý đường bộ hỗ trợ, chẳng hạn như cho phép truy cập camera giao thông hay dịch vụ điện toán ngoại vi (thiết bị gửi cảnh báo thời gian thực cho tài xế). Họ hy vọng công nghệ mới cũng giúp giảm thiểu thương vong cho con người.

Loạt biện pháp cũ kém hiệu quả

Điều phối viên CBEE Alex Bager cho biết loạt biện pháp từng triển khai chẳng thể cải thiện tình hình. Biển cảnh báo tài xế đề phòng động vật qua đường chỉ khiến tốc độ di chuyển trung bình giảm 3%.

Cầu cùng đường hầm dành riêng cho động vật qua đường (có lắp cả hàng rào) không đủ để giải quyết vấn đề. Năm 2014, ông Bager cùng một số nhà sinh thái học ra mắt ứng dụng Urubu cho phép hàng nghìn người dùng báo cáo địa điểm thường xảy ra tai nạn với động vật hoang dã. Dự án góp phần nâng cao nhận thức, thậm chí còn thúc đẩy giới chính trị gia soạn thảo dự luật về đảm bảo an toàn khi di chuyển cho động vật.

Do thiếu kinh phí nên Urubu bị đóng vào năm ngoái, nhưng ông Bager dự định tái kích hoạt ứng dụng.

Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kiến tạo nền hành chính thông thoáng vì dân
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình, mục tiêu kiến tạo là phải có một nền hành chính thông thoáng, vì người dân; phục vụ đắc lực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng