Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cho kế hoạch phát triển 5 năm là đưa viễn thông Việt Nam lên thứ hạng 50 vào năm 2025.

Đưa viễn thông Việt Nam lên thứ hạng 50 vào năm 2025

Thu Anh | 12/01/2021, 20:00

Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cho kế hoạch phát triển 5 năm là đưa viễn thông Việt Nam lên thứ hạng 50 vào năm 2025.

Trong giai đoạn 2021-2025, đối với lĩnh vực viễn thông, Bộ TT-TT sẽ hoàn thiện thể chế, kiến tạo môi trường đầu tư, phối hợp quản lý cạnh tranh thị trường viễn thông, chuyển từ tư duy “quản lý” sang tư duy “thúc đẩy phát triển” để hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông, tận dụng lợi thế về hạ tầng, công nghệ, dịch vụ, nhân lực tiếp tục phát triển các trụ cột về sản xuất thiết bị, đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thông.

Đưa viễn thông Việt Nam lên thứ hạng 50 vào năm 2025 và 30 ở năm 2030 (theo bảng xếp hạng IDI của ITU), nằm trong nhóm 10-20 nước triển khai sớm các công nghệ hiện đại một cách chủ động về thiết bị viễn thông chủ chốt, cũng như phần mềm quản lý.

Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; số thuê bao băng rộng di động đạt tỷ lệ 100/100 dân; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 80%; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 100% dân số trong độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh; tốc độ tải xuống băng rộng di động đạt 70Mb/s; tỷ lệ doanh thu dịch vụ thoại và SMS trên tổng doanh thu dịch vụ thông tin di động dưới 20%; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tài nguyên Internet. Số lượng thành viên địa chỉ đạt 700 thành viên vào năm 2025; Phát triển đạt 1.000.000 tên miền “.vn” vào năm 2025; cải thiện, duy trì tỷ lệ đăng ký, sử dụng tên miền “.vn” chiếm hơn 55% so với tên miền quốc tế tại Việt Nam; Việt Nam duy trì vị trí số 1 trong khối ASEAN và top 10 Châu Á - Thái Bình Dương và top 38 quốc gia có số lượng tên miền mã quốc gia lớn nhất trên thế giới.

7357_vienthong.jpg
Ảnh: Internet

Đẩy nhanh việc thương mại hóa và đầu tư vào mạng 5G

Theo báo cáo tổng kết của Bộ TT-TT, trong năm 2020, Bộ đã xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh 4G/5G, đẩy nhanh việc chuyển đổi sử dụng thiết bị đầu cuối sang điện thoại thông minh. Bộ TT-TT đã chỉ đạo doanh nghiệp sản xuất, thử nghiệm thành công thiết bị thu phát sóng gNodeB 5G Make in Vietnam; cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, MobiFone, VNPT) thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ viễn thông 5G từ tháng 11.2020 để đánh giá trước khi xem xét, triển khai diện rộng trong năm 2021.

Đối với công tác chuyển đổi IPv6 trên mạng Internet Việt Nam, tính đến ngày 25.12.2020, tỷ lệ ứng dụng truy cập IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 45,86%, gấp 1,7 lần trung bình toàn cầu và gấp 2-3 lần trung bình khối ASEAN với 34 triệu người sử dụng IPv6. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu, khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế.

Tên miền quốc gia “.vn” vượt mốc nửa triệu, đạt gần 517.000 tên miền, lần đầu tiên vượt qua tên miền quốc tế với tỷ lệ 50,6%/49,4%, tiếp tục đứng số 1 ASEAN. Số lượng mạng thành viên kết nối Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX tăng trưởng cao, đạt 46 mạng thành viên, tỷ lệ tăng trưởng thành viên 38%.

Trong công tác phòng chống dịch, bệnh COVID-19, các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung nguồn lực, triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ TT-TT như miễn cước cuộc gọi đến số hotline; miễn cước truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế và sử dụng ứng dụng Bluezone; tặng dung lượng data cho khách hàng cài đặt ứng dụng Bluezone... góp phần nâng cao ý thức của người dân và xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh...

Bộ TT-TT cho biết trong thời gian tới ngành viễn thông cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách để huy động, thúc đẩy các thị trường mới, không gian mới, thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số; chuyển hướng sang tự chủ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các sản phẩm Make in Vietnam, làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số.

Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông hoàn tất quá trình thử nghiệm, đẩy nhanh việc thương mại hóa và đầu tư vào mạng 5G, cũng như mạng cáp quang băng rộng. Thúc đẩy chương trình chuyển đổi máy 2G/3G lên máy smartphone (hỗ trợ 4G/5G). Xây dựng, ban hành và chủ trì triển khai chương trình Thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan Nhà nước giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn hệ thống CNTT, kết nối Internet của cơ quan Nhà nước sang IPv6 vào 2025...

Bài liên quan
Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G
Bảo đảm an toàn thông tin cho mạng 5G là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc triển khai mạng 5G.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa viễn thông Việt Nam lên thứ hạng 50 vào năm 2025