Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4791/BYT-ATTP của Bộ Y tế về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm ATTP tạo dư địa cho nhũng nhiễu?

Trí Lâm | 26/11/2017, 06:35

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 4791/BYT-ATTP của Bộ Y tế về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

VCCI cho biết có một số quy định chưa rõ ràng, có thể tạo nhiều cách hiểu khác nhau giữa các đối tượng áp dụng và có nguy cơ tạo ra dư địa cho tình trạng nhũng nhiễu của các cán bộ thực thi, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ví dụ như Khoản 5 Điều 6 Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cóchứa chất độc hại”. Theo VCCI thì “Chất độc hại” là khái niệm chưa rõ, các chất nào được cho là chất độc hại?

Hay Điểm b Khoản 1 Điều 13 Dự thảo quy định xử phạt đối với các hành vi “không cóđủthiết bị, biện pháp phòng, chống côn trùng…”. Điểm a Khoản 2 Điều 13 quy định mức xử phạt với hành vi “không cóđủtrang thiết bị, dụng cụ phù hợp”. Tại điểm b khoản 2 điều 13 quy định mức xử phạt với hành vi “không cóđủtrang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng…”, “không có biện pháp quản lý chất thảiphù hợptrong khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm…”.

“Vậy, như thế nào được cho là ‘đủ trang thiết bị’, ‘biện pháp quản lý chất thải phù hợp”- VCCI đặt câu hỏi.

Thêm vào đó, Điểm b Khoản 2 Điều 21 Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “sử dụng dụng cụ ăn uống làm bằng vật liệu không an toàn”. Thế nhưng, theo VCCI thì khái niệm “vật liệu không an toàn” làkhái niệm chưa rõ.

Điểm đ Khoản 3 Điều 21 Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn”. Theo VCCI, đây là quy định quá chung chung và khá mơ hồ, có thể bao trùm lên hết các hành vi vi phạm khác liên quan đến chế biến.

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảoquy định rõ các khái niệm trên hoặc dẫn chiếu tới văn bản quy định cụ thể các khái niệm này, trong trường hợp không thể quy định theo hướng rõ ràng hơn,đề nghị Ban soạn thảocân nhắc bỏ các quy định này.

Góp ý cho Điểm đ, Khoản 2, Điều 21 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt đối với hành vi “không có sổ sách ghi chết việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc có nhưng không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định”, VCCI cho rằng hai hành vi “không có sổ sách” và “có nhưng không ghi đầy đủ các nội dung” là khác nhau về tính chất, mức độ vi phạm. Do đó, theo VCCI việc xếp chung vào một khung xử phạt là chưa hợp lý.

VCCI đề nghị Ban soạn thảotách thành 2 hành vi ở hai khung xử phạt khác nhau, trong đó hành vi “có nhưng không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định” ở khung xử phạt nhẹ hơn.

Về Khoản 3 Điều 24 Dự thảo quy định “tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 3 tháng đến 4 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 24”.

Quy định tại Khoản 2 Điều 24 Dự thảo quy định về các hành vi vi phạm như sau: sử dụng giấy chứng nhận cơ sở sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn (điểm a) sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (điểm b); sản xuất, kinh doanh mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (điểm c).

Theo VCCI, quy định với 3 hành vi vi phạm trên thì hình thức xử phạt bổ sung chỉ thích hợp áp dụng đối với hành vi vi phạm (2) còn đối với với hành vi (1), việc tước giấy chứng nhận là không có ý nghĩa vì lúc này giấy chứng nhận đã hết thời hạn. Hành vi (2) thì không có giấy chứng nhận để tước. Do đó,VCCI đề nghị Ban soạn thảođiều chỉnh lại quy định tại Khoản 3 theo hướng chỉ áp dụng cho hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2.

Dự thảo Nghị định có nhiều quy định về các hành vi vi phạm liên quan đến “Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”. Hiện tại, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CPđang được sửa đổi, trong đó cũng có thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Do đó, để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản trong cùng hệ thống,VCCI đề nghị Ban soạn thảotheo dõi nội dung soạn thảo của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38 để điều chỉnh các quy định về “giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm ATTP tạo dư địa cho nhũng nhiễu?