Với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách và cuộc sống dần trở lại bình thường, người dân đã bắt đầu nghĩ đến thời điểm du lịch quốc tế được phép trở lại.

Du khách Việt lớn tuổi thận trọng với kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế

Phong Anh | 02/11/2021, 14:56

Với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách và cuộc sống dần trở lại bình thường, người dân đã bắt đầu nghĩ đến thời điểm du lịch quốc tế được phép trở lại.

Theo một khảo sát Chào đón du lịch trở lại do Agoda công bố gần đây (Khảo sát được thực hiện trực tuyến từ 15-19.7.2021 với 1.103 người Việt trên 18 tuổi), có hơn 60% người được hỏi hy vọng việc đi du lịch ở các quốc gia trong châu Á và trên thế giới sẽ bắt đầu khởi động sau 6 tháng tới, nhưng vẫn duy trì một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tại điểm du lịch để đảm bảo an toàn cho du khách.

Thời điểm mở cửa đón du khách quốc tế

Hiện nay, chính phủ đã đưa ra thông báo sẽ thí điểm đón khách quốc tế vào tháng 11 năm nay, bắt đầu là Phú Quốc và sau đó nhân rộng đến các điểm đến khác đáp ứng yêu cầu như Hạ Long, Hội An. Sau đó sẽ mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế từ tháng 6.2022. Dù vậy, có khoảng 1/10 người được hỏi nghĩ rằng phải đợi thêm 2 năm nữa du khách quốc tế mới có thể trở lại Việt Nam.

Theo như khảo sát này, khoảng 27% người được hỏi tin rằng việc mở cửa hoàn toàn biên giới chỉ có thể bắt đầu từ cuối năm nay, 20% cho rằng việc mở cửa với khách quốc tế sẽ khả thi vào khoảng tháng 6.2022, trong khi 19% khác nghĩ rằng việc này sẽ có thể thực hiện được vào thời điểm Tết nguyên đán 2022. Bên cạnh đó, có 20% người nghĩ rằng chỉ có thể đón khách quốc tế trở lại khi có ít nhất khoảng 80% người dân Việt Nam đã được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, còn 11% nghĩ rằng phải 2 năm nữa Việt Nam mới mở cửa cho du khách quốc tế.

Xét trên phương diện về độ tuổi, nhóm người trên 55 tuổi tỏ ra thận trọng khi có 24% cho rằng thời điểm cho biên giới mở cửa với khách quốc tế là 12-24 tháng nữa, và 15% khác tin rằng phải hơn 24 tháng nữa. Ngược lại, nhóm người từ 45-54 tuổi lại lạc quan hơn khi cho rằng chỉ trong 3 tháng (10%) hoặc từ 4-6 tháng (26%) thì Việt Nam đã có thể đón khách quốc tế trở lại, còn nhóm người ở độ tuổi 18-24 nghĩ rằng thời điểm mở cửa phải tương ứng với tình trạng tiêm ngừa vắc xin, khi có 27% tin rằng chỉ nên đón du khách quốc tế khi đã đạt 80% người được tiêm ngừa đầy đủ.

Người dân Hà Nội có xu hướng thận trọng khi có 1/4 số người được hỏi cho rằng nên cần thêm 7-11 tháng nữa để đón du khách quốc tế, trong khi ở TP.HCM, bên cạnh 20% cho rằng đã có thể đón khách quốc tế trong 4-6 tháng nữa, thì cũng có 20% cho rằng phải cần thêm 7-11 tháng nữa.

hoi-an.jpg
Phố cổ Hội An - điểm đến thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam - Ảnh: Nguyen Do

Du khách Việt Nam có xu hướng lựa chọn du lịch trong châu Á

Nhóm người ở độ tuổi 45-54 lạc quan nhất khi có 52% cho rằng khi được phép đi lại trong châu Á, họ sẽ không gặp bất kỳ hạn chế đi lại nào, so với chỉ có 38% ở nhóm 25-34 tuổi. Ngoài ra, 54% người ở nhóm trên 55 tuổi cho rằng du lịch quốc tế sẽ không còn hạn chế đi lại, 45% người từ 45-54 tuổi; 47% hy vọng du lịch inbound sẽ trở lại trong khoảng 11 tháng và 20% khác nghĩ rằng việc này nên phụ thuộc vào tình hình tiêm ngừa vắc xin tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát cho thấy, dường như nhóm người trẻ tuổi có có cùng suy nghĩ với các nhà hoạch định chính sách, khi cho rằng kế hoạch thí điểm đón khách tại Phú Quốc và các chương trình theo sau nên yêu cầu du khách đã được tiêm ngừa đầy đủ trước khi nhập cảnh.

Theo Bangkok Post, Thái Lan từ hôm qua đã chào đón khách du lịch đã tiêm phòng từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần cách ly tại khách sạn.

Tuy nhiên, trong cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của Bộ Y tế Thái Lan tại 17 tỉnh thành bao gồm Bangkok, có tới 92,4% người được hỏi bày tỏ sự thận trọng khi đất nước tái mở cửa vì sợ có thể dẫn tới các cuộc bùng phát dịch mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du khách Việt lớn tuổi thận trọng với kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế