Ông Dương Khiết Trì là bạn gia đình của Bush, nơi đã sản sinh ra hai Tổng thống Mỹ.

Dư âm sau vụ phái đoàn Trung Quốc khẩu chiến với Mỹ ở Alaska

Nhân Hoàng | 19/03/2021, 18:01

Ông Dương Khiết Trì là bạn gia đình của Bush, nơi đã sản sinh ra hai Tổng thống Mỹ.

Cuộc họp cấp cao Mỹ - Trung đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden diễn ra tại thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ ngày 18.3, theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc đàm phán cách thủ đô Trung Quốc 6.000 km đánh dấu một sứ mệnh chung hiếm hoi của Ngoại trưởng Trung Quốc - Vương Nghị (67 tuổi) và Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì (70 tuổi, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, là cựu Ngoại trưởng Trung Quốc và cựu đại sứ Trung Quốc ở Mỹ).

Ông Dương Khiết Trì, người tiền nhiệm của Vương Nghị, được biết đến với tư cách chuyên gia về Mỹ. Dương Khiết Trì là bạn gia đình của Bush, nơi đã sản sinh ra hai Tổng thống Mỹ (George Herbert Walker Bush và George Walker Bush).

Ông từng là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vào đầu những năm 2000. Từ năm 2007 đến 2013, Dương Khiết Trì phụ trách quan hệ Mỹ với tư cách là Ngoại trưởng Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Nó có thể là minh chứng cho kỹ năng quản lý mối quan hệ với Mỹ của Dương Khiết Trì vì ông tiếp tục xuất hiện trên chính trường ngoại giao sau khi trở thành ủy viên Quốc vụ viện dưới thời ông Tập Cận Bình và được đề bạt vào Bộ Chính trị mùa thu năm 2017.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng tin vào việc ông Dương Khiết Trì xây dựng mối quan hệ hiệu quả với chính quyền Donald Trump. Song, có thể Dương Khiết Trì đã không đáp ứng được kỳ vọng của ông Tập Cận Bình.

Sự xuất hiện của ông Dương Khiết Trì tại các dịp ngoại giao đã giảm dần sau khi cuộc chiến thương mại với chính quyền Trump gia tăng vào mùa xuân năm 2018.

duong-khiet-tri-la-ban-cua-gia-dinh-co-2-tong-thong-bush.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - Vương Nghị (trái) và Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì đến gặp các quan chức Mỹ tại Alaska vào ngày 18.3 - ảnh: Reuters

Trong khi đó, Vương Nghị đang trên đà phát triển sự nghiệp sau thời gian làm Đại sứ Trung Quốc tại Nhật và am hiểu về nước này. Kể từ khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong chính quyền Tập Cận Bình, Vương Nghị đã đi khắp thế giới và xuất hiện trước công chúng nhiều hơn so với Dương Khiết Trì ở vai trò này. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình rất tin tưởng Vương Nghị.

Vị trí của Vương Nghị trên bàn trong cuộc đàm phán ở Alaska có thể là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp ông đang có động lực. Song, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng bị giáng một đòn bất ngờ trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp.

Mỹ và Nhật Bản cùng nhau chỉ trích Trung Quốc tại cuộc họp '2 + 2' của họ hôm 17.3  ở Tokyo. Việc Nhật Bản theo Mỹ để đối đầu Trung Quốc tạo ra cái nhìn xấu với Vương Nghị, vì mối quan hệ chặt chẽ của ông với Nhật.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên đã công kích Nhật Bản trong cuộc họp giao ban thường kỳ vào hôm 17.3. Triệu Lập Kiên nói: “Nhật Bản, với mục đích ích kỷ là kiểm tra sự hồi sinh của Trung Quốc, sẵn sàng đóng vai trò như một chư hầu chiến lược của Mỹ, đi xa đến mức phá vỡ niềm tin và làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc”, có lẽ phản ánh sự thất vọng của Vương Nghị.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh chỉ cách Đại sứ quán Mỹ 500m. Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tương lai của quan hệ Trung - Mỹ cũng như hai nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc là Dương Khiết Trì và Vương Nghị.

Hai nhà ngoại giao Trung Quốc nói gì với đại diện của Mỹ trong phiên khai mạc?

Nhận lời mời của Mỹ, ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị cùng các đại biểu khác, phái đoàn nước ngoài đầu tiên đến thăm Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đã bắt đầu "đối thoại chiến lược cấp cao" với Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan hôm 18.3 ở thành phố Anchorage, bang Alaska, một trong những nơi lạnh nhất trên đất Mỹ với nhiệt độ đóng băng âm 19 độ C.

Không ngạc nhiên và không có bất kỳ lời chào nào, cuộc đàm phán giữa Mỹ - Trung Quốc nhanh chóng trở thành cuộc đối đầu căng thẳng trong vòng vài phút sau khi khai mạc, nhưng lập trường cứng rắn của hai bên vẫn nằm ngoài dự đoán của giới quan sát. Xem chi tiết tại đây.

Hai ngày hội đàm khó khăn được cho là cơ hội tốt nhất để chính quyền Mỹ  và Trung Quốc tìm hiểu nhau.

my-trung-quoc-khai-chien-du-doi.jpg
Ông Dương Khiết Trì và ông Antony Blinken khẩu chiến dữ dội tại cuộc đàm phán ở Alaska

Theo Thời báo Hoàn cầu (ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc), sự hiếu chiến và coi thường các nghi thức ngoại giao của Mỹ cùng các cuộc phản công nhanh chóng và sắc bén của phái đoàn Trung Quốc khiến cả thế giới chú ý. Các nhà quan sát Trung Quốc cho biết tiếp tục đàm phán bất chấp tranh cãi gay gắt là lý do tại sao cuộc đối thoại này lại có ý nghĩa quan trọng.

Phái đoàn Mỹ tham dự cuộc họp cấp cao đã công kích, cáo buộc các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và kéo dài bài phát biểu khai mạc, phái đoàn Trung Quốc cho biết điều này rằng sau phiên họp đầu tiên.

"Đây không phải là nghi thức ngoại giao hiếu khách hay tốt. Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt với điều này", phái đoàn Trung Quốc nói.

Ông Dương Khiết Trì đã nêu quan điểm của Trung Quốc trong bài phát biểu khai mạc, nói rằng Trung Quốc hy vọng cuộc đối thoại này là chân thành và thật thà.

Chúng tôi đã nghĩ quá tốt về Mỹ; chúng tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ tuân theo các nghi thức ngoại giao cần thiết… Trước mặt Trung Quốc, phía Mỹ không đủ tư cách để nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế cường quốc”, ông Dương Khiết Trì nói.

Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng quan hệ Trung - Mỹ gặp khó khăn chưa từng có khi các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc bị đàn áp. Ông Vương Nghị nói rằng nó gây tổn hại đến lợi ích nhân dân hai nước cũng như sự ổn định và phát triển của thế giới, đồng thời cho rằng tình trạng này "không nên tiếp tục".

Thói quen cũ về hành vi bá quyền của Mỹ là cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc phải được thay đổi”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.

Ông Vương Nghị nói việc Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt mới với Trung Quốc chỉ một ngày trước khi phái đoàn nước này đến Alaska không phải là sự hiếu khách và chỉ chứng tỏ sự yếu kém, bất lực của họ, lưu ý rằng "điều đó sẽ không ảnh hưởng đến vị thế hợp pháp của Trung Quốc hoặc làm lung lay ý chí của người Trung Quốc”.

Cụ thể hơn, hôm 16.3, chính quyền Biden đã trừng phạt 24 quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông vì hành vi "tấn công nền dân chủ" bằng cách hỗ trợ cuộc đại tu hệ thống bầu cử ở thành phố này. Xem chi tiết tại đây.

Theo thỏa thuận của cả hai bên, các quan chức sẽ tổ chức 3 cuộc họp từ thứ 18 đến 19.3, theo giờ Mỹ.

Phát biểu khai mạc của hai bên được truyền thông Mỹ mô tả là "gây chiến", vì Trung Quốc khẳng định chắc chắn lợi ích của mình trong khi Mỹ tiếp tục đưa ra những cáo buộc về tình hình nhân quyền và các vấn đề về Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng cả phái đoàn nước này lẫn Mỹ đều đang chịu áp lực rất lớn và lập trường kiên định của Trung Quốc đang tạo nên âm hưởng cho cuộc đối thoại cấp cao.

Lü Xiang, nhà nghiên cứu về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 19.3 rằng phát biểu khai mạc của các đại biểu Trung Quốc thể hiện rõ ràng lập trường kiên quyết của nước này với các lợi ích cốt lõi của họ. Điều này đang nói với Mỹ và thế giới cho dù cuộc đối thoại sẽ kéo dài bao lâu, lập trường của Trung Quốc sẽ không thay đổi.

Sau phát biểu khai mạc của hai nhà ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Blinken, người đã kết thúc bài phát biểu khai mạc trước ông Dương Khiết Trì, đã mời các nhà báo vào phòng để nói thêm, theo Reuters.

Thời báo Hoàn cầu đưa tin, theo nghi thức đã được thống nhất, phát biểu khai mạc của hai bên sẽ có thời gian đều là 8 phút, nhưng sau đó, ông Blinken đã mời các nhà báo nghe thêm các nhận xét của Mỹ và sau đó yêu cầu họ rời đi ngay lập tức.

Các đại biểu Trung Quốc yêu cầu các nhà báo ở lại để chứng kiến ​​phản ứng tiếp theo của Trung Quốc, theo một phóng viên của Đài Truyền hình Phượng Hoàng. Phần phát biểu khai mạc kéo dài khoảng 90 phút mới kết thúc.

Dù vậy, theo Reuters, sau khi ông Blinken nói: "Chúng tôi sẽ thảo luận về những mối quan ngại sâu sắc của mình với các hành động từ Trung Quốc, bao gồm ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, sự cưỡng bức kinh tế của các đồng minh của chúng tôi. Mỗi hành động này đều đe dọa trật tự dựa trên quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu”, Dương Khiết Trì đáp lại bằng một bài phát biểu dài 15 phút bằng tiếng Trung Quốc và phía Mỹ chờ đợi bản dịch.

Quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã chỉ trích nền dân chủ mỏng manh ở Mỹ và hồ sơ nhân quyền của chính nước này, chỉ ra sự tàn bạo của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn ở Mỹ vào mùa hè năm ngoái.

Yang Xiyu, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Blinken đã đưa ra nhận xét bổ sung vì lo ngại rằng ông sẽ bị công chúng trong nước chỉ trích dữ dội nếu không làm vậy.

Yang Xiyu cho biết việc Ngoại trưởng Mỹ có phản hồi thêm hay không sẽ không ảnh hưởng đến cuộc đối thoại, nhưng ông cần điều đó nếu xét đến áp lực và lợi ích chính trị trong nước.

Phát biểu khai mạc “gây cấn” diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn hai nước ngày càng phức tạp đúng như dự đoán, nhưng cuộc đối thoại trong các phiên sau sẽ không chỉ thảo luận về những gì hai bên tranh luận mà còn tìm hiểu những lĩnh vực mà họ có thể hợp tác để ổn định quan hệ song phương.

Trong phát biểu mở rộng của mình, Blinken cho biết các đồng minh của Mỹ cũng nêu quan ngại về Trung Quốc. Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng điều này không cho thấy sự chân thành của Mỹ, vì các vấn đề giữa Trung - Mỹ nên được giải quyết bởi hai bên, thay vì hình thành bè phái hoặc dùng đồng minh gây sức ép.

Bài liên quan
‘Trung Quốc khá kém trong việc giữ lời hứa, phải hành động nếu muốn cải thiện quan hệ với Mỹ’
Mỹ tin rằng sẽ đàm phán với Trung Quốc trong tuần này với một “bàn tay ngày càng mạnh mẽ” và sẽ đặt ra những lo ngại sâu sắc về hành vi của nước này trong nhiều vấn đề, bao gồm cả nhân quyền, các quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dư âm sau vụ phái đoàn Trung Quốc khẩu chiến với Mỹ ở Alaska