Nếu như các năm trước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng thì trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đạt 4,29 tỷ USD, chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm 2014.

Doanh nghiệp nước ngoài bất ngờ 'chán' thị trường Việt Nam?

Một Thế Giới | 27/05/2015, 11:14

Nếu như các năm trước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn có xu hướng gia tăng thì trong 5 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đạt 4,29 tỷ USD, chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,95 tỷ USD, tăng 7,6% với cùng kỳ năm 2014.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho biết, xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 5 tháng năm 2015 đạt 44,37 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. 
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 5 tháng năm 2015 đạt 39,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 67% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu 4,69 tỷ USD.
Tính đến ngày 20.5.2015 cả nước có 592 dự án mới được cấp giất chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,95 tỷ USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 210 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,34 tỷ USD, bằng 72,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 5 tháng đầu năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 269 dự án đầu tư đăng ký mới và 142 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,15 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. 
Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 10 dự án đăng ký mới và 7 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 461,5 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. 
Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn bán lẻ sửa chữa với 92 dự án đầu tư mới và 19 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 234,12 triệu USD.
Đã có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,1 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. 
BritishVirginIslands đứng vị trí thứ 2 với số vốn là 663,24 triệu USD chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư, Thổ Nhĩ Kỳ đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 660,2 triệu USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Và Nhật Bản đứng vị trí thứ 4 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 431,7 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Nếu tính theo địa bàn đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 40 tỉnh thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 983,5 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 948,7 triệu USD, chiếm 21,1%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 319,3 triệu USD, chiếm 7,4%.
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 2,29 tỷ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. 
Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 1,24 tỷ USD, chiếm 29,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút đầu tư nước ngoài ít nhất cả nước trong 5 tháng cả vùng chỉ thu hút được 17,43 triệu USD chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư đang ký của cả nước.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 5 tháng năm 2015:
- Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi.
- Dự án Cty TNHH Worldon (Việt Nam) tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh với mục tiêu sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp.
- Dự án Cty TNHH MTV điện gió Trà Vinh 1 tại Trà Vinh đầu tư trong lĩnh sản xuất điện từ năng lượng gió cung cấp điện vào lưới điện quốc gia, do nhà đầu tư Hàn Quốc dự án được đầu tư với số vốn là 120 triệu USD.
- Dự án Cty TNHH KMW Việt Nam tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do nhà đầu tư Hàn Quốc tại tỉnh Hà Nam với mục tiêu sản xuất sx thiết bị viễn thông sử dụng vô tuyến điện, thiết bị đèn LED chiếu sáng.
Duyên Duyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp nước ngoài bất ngờ 'chán' thị trường Việt Nam?