Vào ngày 18.4 vừa qua xảy ra trận động đất lớn nhất từ trước đến nay với 4,5 độ richter. Tại thời điểm xảy ra trận động đất hồ chứa đang có 106 triệu m3 nước.

Đoàn công tác Trung ương đến tìm hiểu nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sau động đất

Hồ Đông | 21/04/2022, 09:51

Vào ngày 18.4 vừa qua xảy ra trận động đất lớn nhất từ trước đến nay với 4,5 độ richter. Tại thời điểm xảy ra trận động đất hồ chứa đang có 106 triệu m3 nước.

Ngày 20.4, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do ông Nguyễn Đức Quang- Cục trưởng Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đến tìm hiểu thực tế tại Nhà máy và khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Trần Công Đàm, Giám đốc Công ty Thủy điện Thượng Kon Tum, thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh thông tin, thủy điện được thiết kế kháng chấn động đất cấp 7. Ngày 26.2.2020 thủy điện bắt đầu thực hiện tích nước. Đến ngày 20.11 cùng năm đã tích đầy hồ chứa.

Sau gần 1 năm đến ngày 8.2.2021 nhà máy bắt đầu ghi nhận có rung chấn. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5.2021 khá nhiều lần xuất hiện rung chấn sau thưa dần vào tháng 6, không xuất hiện vào tháng 7, tháng 8, đến trung tuần tháng 9.2021 xuất hiện rung chấn trở lại và với mật độ dày vào tháng 3 và tháng 4.2022.

Vào ngày 18.4 vừa qua xảy ra trận động đất lớn nhất từ trước đến nay với 4,5 độ richter. Tại thời điểm xảy ra trận động đất hồ chứa đang có 106 triệu m3 nước, tâm chấn của trận động đất nằm ở địa phận xã Hiếu và Pờ Ê, huyện Kon Plông cách nhà máy trên 14km và cách hồ chứa trên 25km.

Sau khi kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn nêu ý kiến: “Chưa ai kết luận việc động đất ở đây là do hồ thủy điện hay hồ thủy lợi nhưng mà phải thấy rằng qua các con số thống kê thì việc gia tăng cả về mật độ và độ lớn gần đây thì có sự trùng hợp với thời gian tích nước của hồ thủy điện Kon Tum Thượng, cho nên đây là một vấn đề chúng ta cần phải xem xét và cần phải nghiên cứu. Trong đó có cả những giải pháp trước mắt và cả những giải pháp lâu dài”.

Các chuyên gia trong đoàn cho rằng việc xác định nguyên nhân dẫn tới động đất, rung chấn cần khẩn trương thực hiện ngay, song phải thận trọng trên cơ sở khoa học. Trước mắt Công ty Thủy điện Thượng Kon Tum phối hợp với Viện Vật lý địa cầu tính toán, nghiên cứu lắp đặt thêm một số trạm quan trắc. Đối với 3 trạm đã lắp đặt hoàn thiện ngay khả năng kết nối trực tiếp với Viện để có thông tin kịp thời, chính xác.

Trước đó, Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh thông tin, từ tháng 3.2021, Thủy điện Thượng Kon Tum bắt đầu tích nước để vận hành, sau đó liên tiếp xảy ra các trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông và lân cận nên đó là động đất kích thích. Động đất kích thích xảy ra khi có sự tác động của hồ chứa thủy điện tích nước lên đới đứt gãy hoạt động trong khu vực. Khu vực huyện Kon Plông và lân cận nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động có tên Rào Quán - A Lưới, đây là đới đứt gãy hoạt động rất mạnh, xuất phát từ nước Lào qua A Lưới (Thừa Thiên Huế) kéo dài tới thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Trên đới đứt gãy này đã từng ghi nhận động đất kích thích xảy ra tại Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) và Thủy điện Đăk Hrinh (Quảng Ngãi) khi hồ chứa của các thủy điện này tích nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đoàn công tác Trung ương đến tìm hiểu nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum sau động đất