Việc ăn uống trong kỳ kinh nguyệt cũng là một yếu tố mà con gái nên quan tâm hàng đầu nếu không muốn gặp phải tình trạng đau bụng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải...

Đồ uống cần tránh trong ngày ‘đèn đỏ’

La Hường | 25/11/2018, 14:00

Việc ăn uống trong kỳ kinh nguyệt cũng là một yếu tố mà con gái nên quan tâm hàng đầu nếu không muốn gặp phải tình trạng đau bụng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, uể oải...

Dưới đây là những loại thức uống nên tránh trong ngày “đèn đỏ”:

Nước đá

Nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu trong cơ thể gây nên tình trạng bế kinh, tức là máu kinh không ra được, dễ khiến cơ thể căng thẳng, khó chịu.

Hơn nữa, nước đá lạnh còn khiến cổtử cungco thắt mạnh nên sẽ đau bụng hơn rất nhiều. Do đó, trong những ngày "đèn đỏ", bạn nên tránh xa các loại nước đá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm sẽ an toàn hơn cho cơ thể.

Nước ngọt có ga

Việc uống các loại nước ngọt có gas trong ngày đèn đỏ sẽ làm tình trạng mệt mỏi kéo dài chứ chẳng giúp bạn mau hết kinh nguyệt giống như lời đồn đâu nhé.

Hơn nữa, uống nước ngọt vào ngày "đèn đỏ" còn gây đầy bụng, chán ăn dẫn đến việc không nạp đủ dưỡng chất cần thiết, khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đờ đẫn, mất sức nên hiệu quả học hành, làm việc sẽ thấp hơn rất nhiều.

Trà xanh

Trà xanh được biết đến với công dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên trong thời gian kinh nguyệt lại không nên uống.

Trong kì kinh nguyệt, một lượng máu lớn trong cơ thể sẽ bị mất đi. Vì thế trong thời gian này chị em phụ nữ thường bị thiếu sắt. Trong khi đó trà xanh lại chứa tới 30% axit tannic - nguyên nhân khiến sắt bị thiếu hụt đáng kể.

Ngoài ra uống trà xanh trong những ngày kinh nguyệt còn khiến hiện tượng tức ngực, đau bụng… trở nên nặng hơn, khiến cơ thể cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Vì thế bạn nên ngừng uống trà xanh trong những ngày này.

Tinh bột nghệ

Nhiều người truyền tai nhau rằng tinh bột nghệ rất tốt cho phụ nữ trong ngày "đèn đỏ”. Tuy nhiên, tinh bột nghệ chỉ tốt nếu bạn dùng trước chu kỳ kinh nguyệt 1-2 tuần. Còn trong chu kỳ thì không nên uống vì chất Curcumin trong nó dễ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn sẽ làm gián đoạn các biến động nội tiết cơ bản trong cơ thể, làm thay đổi sự rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu kinh nguyệt.

Hơn nữa, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và sinh sản, cũng như dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. Ngoài ra, uống rượu cũng khiến các cơn co thắt đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thức uống chứa caffeine

Đồ uống chứa caffeine như cà phê sẽ khiến hội chứng tiền kinh nguyệt (gồm các triệu chứng như tức ngực, đau vùng xương chậu, đau bụng dưới) trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, uống đồ uống chứa caffeine không chỉ khiến bạn mệt mỏi, mà còn làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến lo âu và căng thẳng.

Hà Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồ uống cần tránh trong ngày ‘đèn đỏ’